Dữ liệu ban đầu cho thấy nhiệt độ tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục ngay trước khi hiện tượng El Nino gây nóng hơn bắt đầu.


Người dân mặc áo chống nắng trên đường phố tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 29/5/2023.

Theo tờ Guardian, nhiệt độ toàn cầu đã tăng nhanh đến mức thiết lập các kỷ lục trong tháng 6. Đây được cho là một dấu hiệu đáng ngại của cuộc khủng hoảng khí hậu trước thềm El Nino, với khả năng đưa năm 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sơ bộ được đo trong tháng 6 cao hơn gần 1 độ C so với kỷ lục từng ghi nhận trước đó trong cùng tháng, tính từ năm 1979. Mặc dù tháng 6 còn chưa kết thúc và có thể không lập kỷ lục mới, nhưng các nhà khoa học khí hậu tin rằng dựa trên mô hình tăng cường ấm lên toàn cầu có thể thấy năm nay trở thành là năm nóng nhất từng được ghi nhận, vượt qua cả năm 2016.

Copernicus - cơ quan quan sát Trái đất của Liên minh châu Âu (EU) đã xác nhận về "sự nóng lên toàn cầu đáng chú ý" trong tháng 6 cho đến nay. Vài ngày đầu tiên của tháng này thậm chí đã vượt quá mức tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Copernicus cho biết đây có lẽ là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ khi công nghiệp hóa.

Các yếu tố nóng lên dài hạn do đốt nhiên liệu hóa thạch có thể được "tiếp sức” bởi El Nino - một hiện tượng tái diễn tự nhiên khiến các phần của Thái Bình Dương nóng lên và dẫn đến nhiệt độ tăng đột biến trên toàn thế giới.

Tuần trước, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (Noaa) cho biết hiện tượngEl Nino đang xuất hiện và sẽ dần mạnh lên vào đầu năm tới. Nhà khoa học khí hậu Michael Mann tại Đại học Pennsylvania cho biết sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa bởi El Nino. Hình thái này thường làm nhiệt độ toàn cầu tăng thêm từ 0,1 - 0,2 độ C nói chung.

Ông Mann lưu ý: "Hiện tại, sự bất thường về nhiệt độ bề mặt toàn cầu đang ở hoặc gần mức kỷ lục và năm 2023 gần như chắc chắn sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận. Theo ông, mối lo ngại này có thể thành sự thật đối với mọi năm xảy ra El Nino trong tương lai, chừng nào con người còn tiếp tục làm hành tinh nóng lên bằng việc đốt nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm carbon.

Đồng quan điểm trên, nhà khí tượng học Phần Lan Mika Rantanen nhận định đợt nắng nóng tăng vọt từ đầu tháng 6 đến nay là bất thường và khá chắc chắn rằng nó sẽ dẫn đến một tháng 6 ấm áp kỷ lục.

Năm nay đã chứng kiến những đợt nắng nóng kỷ lục và nghiêm trọng bao trùm rộng khắp từ Puerto Rico quaSiberia cho đến Tây Ban Nha. Sức nóng thiêu đốt ở Canada đã góp phần gây ra những đám cháy rừng lớn gây ô nhiễm bầu trời thành phố New York và Washington của Mỹ vào tuần trước.

Theo một bản cập nhật do Noaa đưa ra hôm 14/6, thế giới vừa trải qua tháng 5 nóng thứ ba trong lịch sử 174 năm, với Bắc Mỹ và Nam Mỹ đều chứng kiến tháng 5 nóng nhất từng được ghi nhận.

Mặc dù Noaa đưa ra dự báo thận trọng hơn về kỷ lục nhiệt hàng năm vào năm 2023 với tỷ lệ xảy ra khoảng 12%, nhưng gần như chắc chắn năm nay sẽ nằm trong tốp 5 hoặc 10 năm nóng nhất.

Vào tháng 5, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã cảnh báo rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng cao trong vòng 5 năm tới, do hiện tượng El Nino cũng như khí thải nhà kính gây ra. Một năm nóng kỷ lục mới nhiều khả năng sẽ xảy ra trong giai đoạn này.

Cũng có khả năng cao là nhiệt độ trung bình sẽ vượt quá 1,5 độ C của thời kỳ tiền công nghiệp. Các chính phủ đều đồng ý đây là ngưỡng khiến nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và các tác động khí hậu khác trở nên tồi tệ hơn đáng kể.

Trong khi mọi người đang cảm thấy nóng trên đất liền, thì một làn sóng ấm áp thậm chí còn đáng chú ý hơn đang diễn ra ở biển. Noaa xác nhận nhiệt độ bề mặt đại dương đã cao kỷ lục vào tháng 5 và là tháng thứ hai liên tiếp lập kỷ lục. Nhiệt dư thừa ở các đại dương, bao phủ 70% bề mặt địa cầu, đã ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu nói chung, khiến cá chết hàng loạt, xóa sổ các rạn san hô và làm mực nước biển ven bờ dâng cao.

Bất kể năm 2023 có trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận hay không, các nhà khoa học cảnh báo rằng tác động leo thang của khủng hoảng khí hậu đang trở nên rõ ràng và sẽ không thể hạ nhiệt cho đến khi lượng khí thải nhà kính được cắt giảm triệt để.

Natalie Mahowald, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Cornell, cho biết: "Nếu không cắt giảm khí thải mạnh hơn, những thay đổi mà chúng ta đang thấy sẽ chỉ là khởi đầu của những tác động bất lợi sắp tới. "Năm nay và những sự kiện cực đoan mà chúng ta đã thấy cho đến nay nên được coi là một lời cảnh báo”.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Máy bay nội địa C919 trở thành vũ khí mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Cuối tháng 5 vừa qua, máy bay thương mại sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, COMAC C919, đã chính thức đi vào hoạt động.

Trung Quốc bị sụt giảm nhiều triệu phú nhất thế giới

Trung Quốc sẽ chứng kiến số lượng triệu phú rời bỏ đất nước nhiều nhất trên toàn cầu trong năm nay khi tốc độ gia tăng tài sản của quốc gia này chậm lại.

Tổng thống Nga phê chuẩn thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/6 đã ký phê chuẩn thỏa thuận liên chính phủ với Trung Quốc về hợp tác cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc qua tuyến đường ống Viễn Đông.

LHQ tìm được đối tác bảo hiểm để xử lý tàu chở dầu FSO Safer

Ngày 12/6, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thông báo cơ quan này đã tìm được đối tác chi trả khoản tiền bảo hiểm cho việc vận chuyển dầu từ tàu chở dầu FSO Safer đang bị mắc kẹt trên Biển Đỏ ở khu vực ngoài khơi Yemen trong nhiều năm qua.

Nhà lãnh đạo Palestine thăm Trung Quốc

Nhà lãnh đạo Palestine Mahmud Abbas ngày 13/6 đã đến thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc trong 2 ngày.

Thủ tướng Cuba bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Theo dự kiến, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Liên bang Nga ngày 17/6, Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz sẽ tham gia Diễn đàn Kinh tế Quốc tế tại Saint Petersburg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục