Làm thế nào để có thể nghiên cứu đại dương mà gây ảnh hưởng ít nhất lên môi trường, đó là nhờ vào robot này.
Đây là sản phẩm của các nhà khoa học Thụy Sĩ, robot hoạt động độc lập dưới nước, tự động di chuyển như cá, có thể quay phim và thu thập dữ liệu theo cách xâm lấn tối thiểu.
Robot có tên là Belle, khi di chuyển dưới nước nó không gây náo loạn vùng nước và sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự điều hướng, robot có thể đi vào những rạn san hô và thu thập các mẫu ADN của sinh vật trong môi trường nước.
Nhóm nghiên cứu hy vọng robot của họ sẽ giúp các nhà sinh học biển nghiên cứu sức khỏe và đa dạng sinh học của nhiều hệ sinh thái rạn san hô khác nhau đã bị ảnh hưởng bởi đánh bắt quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Theo VTV.vn
Sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy các cuộc tranh luận rộng rãi về tính hiệu quả của các chương trình máy tính này và cách mọi người sẽ phản ứng trước các công nghệ mới. Phần lớn người Mỹ lo ngại trước những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển quá nhanh của AI, song một số ý kiến lại tin rằng các hệ thống AI có thể giúp thu hẹp sự phân biệt đối xử trong xã hội.
Ngày 25/6, Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Uraloglu cho biết hơn 32 triệu tấn ngũ cốc đã được phân phối ra thị trường thế giới thông qua hành lang ngũ cốc Biển Đen kể từ tháng 8/2022.
Ngày 26/6, cảnh sát Indonesia thông báo đang mở rộng cuộc điều tra vụ hơn 200 trẻ em nước này tử vong khi sử dụng thuốc ho siro có nhiễm độc nhằm làm rõ liệu một số quan chức tại Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) có hành vi vi phạm hình sự liên quan vụ việc này hay không.
Người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates nói rằng các chatbot trí tuệ nhân tạo có thể dạy trẻ em đọc trong 18 tháng thay vì nhiều năm.
Hàng trăm nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quy tụ tại Paris của Pháp, cùng thảo luận giải pháp cho các vấn đề biến đổi khí hậu và tình trạng đói nghèo. Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu, chia sẻ gánh nặng và tăng cường phối hợp hành động là đề xuất của nhiều đại biểu nhằm giải những bài toán cấp bách của thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ trong tuần này được coi là bước ngoặt cho quan hệ song phương, với những hợp tác sâu hơn trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, thương mại đầu tư và chia sẻ công nghệ cao.