Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 13 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ.
Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia và chính khách đến từ các nước Mỹ, Australia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Mỹ tập trung thảo luận về những diễn biến mới, phức tạp ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hành động gần đây của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Các chuyên gia cũng trao đổi những điểm mới về pháp lý và quản lý tranh chấp ở Biển Đông, sự tham gia của mạng lưới liên minh vào Biển Đông và vai trò của các chủ thể bên ngoài. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink nhấn mạnh, sự cần thiết các bên duy trì kênh liên lạc mở để quản lý có trách nhiệm và giảm nguy cơ tính toán sai lầm có thể dẫn đến xung đột.
Ông Daniel Kritenbrink phát biểu: "Duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông là một phần quan trọng trong chính sách của Mỹ. Chúng tôi tiếp tục hợp tác với các đồng minh, đối tác trong khu vực và thế giới để đảm bảo tự do hàng hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế".
(Ảnh: VOV)
Đại diện đoàn Việt Nam khẳng định, Việt Nam ủng hộ giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, cho biết: "Sự tham gia của Việt Nam tại hội thảo lần này trước hết là để bày tỏ quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, giải thích rõ tính chính nghĩa và cơ sở pháp lý rõ ràng về những yêu sách của Việt Nam ở Biển Đông cả về chủ quyền cũng như yêu sách về vùng biển".
Tại hội thảo, các học giả nhấn mạnh, việc đối thoại, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác và cùng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các khác biệt trong tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác để biến Biển Đông thành vùng biển kết nối thay vì cạnh tranh và đối đầu.
Theo VTV.vn
Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về việc thực hiện các biện pháp cải cách ngân hàng theo chuẩn quốc tế để tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ngày 27/6, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông sẽ thực hiện chuyến công du 4 ngày, bắt đầu từ ngày 11/7, mà chặng dừng chân đầu tiên sẽ là Litva để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sau đó đến Bỉ để hội đàm với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU).
Sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy các cuộc tranh luận rộng rãi về tính hiệu quả của các chương trình máy tính này và cách mọi người sẽ phản ứng trước các công nghệ mới. Phần lớn người Mỹ lo ngại trước những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển quá nhanh của AI, song một số ý kiến lại tin rằng các hệ thống AI có thể giúp thu hẹp sự phân biệt đối xử trong xã hội.
Ngày 25/6, Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Uraloglu cho biết hơn 32 triệu tấn ngũ cốc đã được phân phối ra thị trường thế giới thông qua hành lang ngũ cốc Biển Đen kể từ tháng 8/2022.
Ngày 26/6, cảnh sát Indonesia thông báo đang mở rộng cuộc điều tra vụ hơn 200 trẻ em nước này tử vong khi sử dụng thuốc ho siro có nhiễm độc nhằm làm rõ liệu một số quan chức tại Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) có hành vi vi phạm hình sự liên quan vụ việc này hay không.
Người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates nói rằng các chatbot trí tuệ nhân tạo có thể dạy trẻ em đọc trong 18 tháng thay vì nhiều năm.