Bất chấp những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden để đẩy lùi nạn bạo lực súng đạn, hàng loạt vụ xả súng vẫn xảy ra với tần suất cao, ở khắp nơi trên nước Mỹ. Không chỉ gieo rắc đau thương và gây nhức nhối dư luận, "căn bệnh trầm kha” này của Xứ Cờ hoa còn cản trở ngành du lịch phát triển do du khách e ngại về tình trạng thiếu an ninh.



Hiện trường vụ xả súng tại Sacramento, California, Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Theo số liệu mới nhất được tổ chức Gun Violence Archive công bố, chỉ trong vòng 5 ngày đầu tiên của tháng 7/2023, đã xảy ra 26 vụ xả súng mà mỗi vụ khiến ít nhất bốn người thiệt mạng. Bạo lực súng đạn, cơn đau kéo dài chưa có thuốc đặc trị của nước Mỹ, cũng chính là chủ đề của bài phát biểu nhân dịp Quốc khánh năm nay của Tổng thống Joe Biden.

Khẳng định các vụ xả súng đang xảy ra ở khắp nơi, như ở Philadelphia, Baltimore, Chicago..., nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi cấm toàn bộ vũ khí tấn công và băng đạn dung lượng lớn, cất giữ vũ khí vào nơi an toàn và chấm dứt việc các nhà sản xuất súng đạn được miễn trừ trách nhiệm, cũng như đưa việc kiểm tra nhân thân thành yêu cầu bắt buộc ở tất cả các bang.

Bạo lực súng đạn là một trong những vấn đề dai dẳng, khó giải quyết nhất ở Mỹ và đang có chiều hướng gia tăng về mức độ nghiêm trọng.

Ông chủ Nhà trắng cũng tuyên dương những nỗ lực biến đau thương thành hành động chống lại nạn bạo lực súng đạn của chính quyền bang Illinois. Bang này từng là nơi xảy ra vụ xả súng nghiêm trọng nhằm vào một đoàn diễu hành trong dịp Quốc khánh năm ngoái. Tổng thống Biden kêu gọi các bang khác noi gương bang Illinois và hối thúc các nghị sĩ Cộng hòa tham gia đàm phán về các cải cách có ý nghĩa chung quanh việc kiểm soát súng đạn.

Trước đó, chính quyền bang Illinois đã có động thái cứng rắn khi ra lệnh cấm bán nhiều loại súng bán tự động. Những người đang sở hữu các loại súng có trong danh mục cấm vẫn có thể giữ lại những khẩu súng đã mua, song phải kê khai với cảnh sát bang.

Bạo lực súng đạn là một trong những vấn đề dai dẳng, khó giải quyết nhất ở Mỹ và đang có chiều hướng gia tăng về mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, trong năm 2021, Mỹ ghi nhận khoảng 2.590 trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi thiệt mạng do súng đạn, tăng 50% so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Có tới 54% số người trưởng thành tại Mỹ được hỏi cho biết, bản thân họ từng bị ảnh hưởng bởi một vụ việc liên quan súng đạn, như chứng kiến một vụ xả súng, bị đe dọa bằng súng, bị thương do trúng đạn...

Sau nhiều vụ xả súng hàng loạt nghiêm trọng, vào tháng 6 năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Cộng đồng an toàn hơn, một trong những đạo luật quan trọng nhất về kiểm soát súng đạn trong 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, thực tế tình trạng bạo lực súng đạn không ngừng gia tăng đã cho thấy còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa của nhà chức trách. Các nhà lập pháp Mỹ vẫn chia rẽ về giải pháp ngăn chặn.

Theo kết quả khảo sát, nhiều người Mỹ cảm thấy thất vọng về các cuộc tranh luận chính trị liên quan tới súng đạn, bởi họ chưa nhận thấy đảng nào đưa ra biện pháp hiệu quả để bảo đảm an toàn triệt để cho người dân trước cơn ác mộng dai dẳng này.

Trong khi đảng Dân chủ kêu gọi siết chặt kiểm soát súng đạn thì đảng Cộng hòa muốn tập trung vào việc bảo đảm sức khỏe tâm thần và tăng cường an ninh. Một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây cũng cho thấy, có tới 77% số phụ huynh ở Mỹ được hỏi bày tỏ lo ngại về vấn đề bạo lực súng đạn.

Tình trạng thiếu an ninh ở Mỹ liên quan bạo lực súng đạn cũng gây quan ngại cho khách du lịch quốc tế. Với lý do lo ngại về an toàn, New Zealand, Canada, Australia, Anh, Pháp, Venezuela và Uruguay đã kêu gọi công dân các nước này đề phòng khi đến thăm Mỹ. Giáo sư Sandy Chen, Đại học Ohio nhận định, việc gia tăng tình trạng bạo lực súng đạn sẽ tác động tiêu cực đến ngành du lịch của Mỹ.

Theo kết quả khảo sát, nhiều người Mỹ cảm thấy thất vọng về các cuộc tranh luận chính trị liên quan tới súng đạn, bởi họ chưa nhận thấy đảng nào đưa ra biện pháp hiệu quả để bảo đảm an toàn triệt để cho người dân trước cơn ác mộng dai dẳng này. Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục hối thúc các nhà lập pháp tích cực hành động "không phải trên cương vị một thành viên đảng Dân chủ hay Cộng hòa, mà với tư cách là một người bạn, người hàng xóm, bậc cha mẹ, và trên hết là một người dân Mỹ”.

TheoNhanDan




Các tin khác


Nam Phi ghi nhận 47 ca tử vong do bệnh tả

Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 5/7, Bộ Y tế Nam Phi thông báo số ca tử vong liên quan đến dịch tả tại nước này đã tăng lên 47 người, bao gồm 35 nạn nhân ở tỉnh Gauteng, 6 người ở tỉnh Free State, 4 người ở Limpopo và 2 người ở Mpumalanga.

Núi lửa Ubinas phun tro bụi cao 5.500 mét, Peru ban bố tình trạng khẩn cấp

Ngày 5/7, Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày đối với một số thị trấn ở khu vực miền Nam do núi lửa hoạt động mạnh nhất nước này Ubinas phun khí gas và tro bụi.

Hội nghị quốc tế về tương lai AI tập trung vào công nghệ tạo sinh

Hội nghị thường niên Tương lai của Trí tuệ nhân tạo (AI) 2023 diễn ra trong các ngày 4 - 5/7 tại thành phố Tel Aviv của Israel, thu hút khoảng 1.000 người đến từ 16 quốc gia.

Giá dầu tăng 2% trước những cam kết cắt giảm sản lượng mới

Giá dầu thế giới tăng 2% trong phiên 4/7 khi thị trường đang xem xét tác động từ cam kết cắt giảm sản lượng vào tháng Tám của Saudi Arabia và Nga, trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu yếu.

Tiêm kích MiG-31 của Nga bị rơi ở vùng Kamchatka

Ngày 4/7, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thông báo một máy bay tiêm kích MiG-31 của nước này đã bị rơi ở vùng Kamchatka trong lúc thực hiện một chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch nhưng không chở đạn dược.

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ thiên tai hoành hành trong tháng 7

Trong bối cảnh mưa lớn tại nhiều địa phương khiến hàng nghìn người phải sơ tán, chính quyền Trung Quốc đã cảnh báo nguy cơ thời tiết khắc nghiệt và các thiên tai xảy ra tại nước này trong tháng 7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục