Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tính đến thời điểm kết thúc hoạt động bầu cử (15h ngày 23/7), có hơn 7,6 triệu cử tri Campuchia đã đi bỏ phiếu bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII tại 23.789 điểm bỏ phiếu thuộc 25 khu vực bầu cử trên toàn quốc, chiếm trên 78% so với tổng số 9.710.655 cử tri.
Chủ tịch CPP, Thủ tướng Campuchia Hun Sen bỏ phiếu bầu nghị sĩ Quốc hội khóa VII tại điểm bầu cử số 1697, Trường Bổ túc Sư phạm Ta Khmau, tỉnh Kandal. Ảnh: Quang Anh/PV TTXVN tại Campuchia
Ông Hang Puthea, người phát ngôn Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC), cho biết theo kết quả thống kê sơ bộ đến 15h ngày 23/7, có 7.601.326 cử tri ở nước này tham gia bỏ phiếu, chiếm 78,28%. Trong số này, nhiều khu vực bầu cử ghi nhận tỷ lệ cử tri đi bầu khá cao như các tỉnh Kep (86,34%), Kampong Speu (85,6%), Kandal (82,79%), Takeo (82,63%)…
Theo ghi nhận, từ sáng sớm 23/7, đông đảo cử tri Campuchia đã tập trung trước các phòng bầu cử trong khuôn viên Trường Trung học Phổ thông Chea Sim Chroy Changvar trên địa bàn quận Chroy Changvar (thủ đô Phnom Penh) để kiểm tra thông tin cử tri theo danh sách niêm yết và xếp hàng, chờ phòng phiếu mở cửa để làm thủ tục bầu cử.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Pres Samon - một cử tri - chia sẻ: "Hôm nay, cả nhà tôi đều đi bỏ phiếu. Đối với việc bầu cử, mỗi người có quan điểm, suy nghĩ khác nhau. Tôi cũng có cách nghĩ của riêng mình. Tôi ở khu vực này lâu rồi, trải qua thời kỳ khốn khó, nhìn thấy sự tiến bộ, hạnh phúc, phát triển".
Hình ảnh cử tri tập trung sớm, xếp hàng chờ đến giờ phòng phiếu mở cửa ở Trường Trung học Phổ thông Chea Sim Chroy Changvar cũng là hình ảnh tiêu biểu trong hoạt động bầu cử ngày 23/7 ở Campuchia. Theo thông tin cập nhật từ các địa phương, hoạt động bầu cử trong ngày hôm nay diễn ra thông suốt, thuận lợi, không ít đơn vị bầu cử ở các địa phương đã hoàn thành công tác bỏ phiếu trước thời điểm kết thúc hoạt động bầu cử theo quy định. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng kịp thời phát hiện, xử lý một số đối tượng có âm mưu, hành vi quấy rối, phá hoại bầu cử.
Cuộc bầu cử nghị sĩ Quốc hội Campuchia lần này thu hút trên 90.000 quan sát viên theo dõi, giám sát tiến trình tổ chức bầu cử. Trong số này, có trên 89.500 quan sát viên đến từ 135 tổ chức trong nước và 586 quan sát quan viên quốc tế thuộc 52 tổ chức đến từ hơn 60 quốc gia. Bên cạnh đó, khoảng 1.300 phóng viên thuộc 185 cơ quan báo chí, truyền thông đăng ký tác nghiệp, đưa tin về sự kiện. Trong đó có 137 phóng viên thuộc 38 cơ quan báo chí, truyền thông quốc tế.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng triển khai khoảng 70.000 nhân viên thuộc nhiều lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trong ngày bầu cử và hoạt động kiểm phiếu.
Theo quy định và lịch trình bầu cử của NEC, ngay sau khi kết thúc hoạt động bỏ phiếu lúc 15h ngày 23/7, các điểm bầu cử được chuyển đổi công năng, chuyển sang công tác kiểm phiếu. Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử sẽ được công bố dần đến 12h đêm 23/7 và tiếp tục công bố từ 8h sáng 24/7 trên 7 kênh sóng và phương tiện truyền thông của đài truyền hình, đài phát thanh quốc gia, Thông tấn xã Campuchia và các nền tảng truyền thông của NEC.
Trong số 18 chính đảng tham gia tranh cử tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII ở Campuchia lần này - kể từ cuộc bầu cử đầu tiên vào năm 1993, 17 chính đảng cạnh tranh với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng xếp thứ 18 trong danh sách các chính đảng tham gia tranh cử, theo thứ tự ghi trên phiếu bầu. Các chính đảng còn lại theo thứ tự từ 1 đến 17 lần lượt là đảng Xã hội Dân chủ Tổ ong, Khmer Hợp nhất, Quốc tịch Campuchia, Khmer Đoàn kết Quốc gia, Sức mạnh Dân chủ, Nông dân, Phụ nữ vì Phụ nữ, Khmer Thoát nghèo, FUNCINPEC, Đạo pháp Trị quốc, Dân chủ Cơ sở, Dân nguyện, Khmer Phát triển Kinh tế, Thống nhất Dân tộc Khmer, Khmer Bảo thủ, Thanh niên Campuchia và đảng Dân tộc Bản địa Dân chủ Campuchia.
Cuộc bầu cử Quốc hội lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị ở Campuchia ổn định. Với lợi thế giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử khóa trước, nắm giữ tất cả 125 ghế Quốc hội, lãnh đạo đất nước gặt hái nhiều thành quả trong nhiệm kỳ chính phủ đương nhiệm và bối cảnh chính trị thuận lợi, đảng CPP của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen được dự báo sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cử tri.
Theo TTXVN
Việc Nga đình chỉ Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen buộc Ukraine phải đẩy mạnh vận chuyển nông sản của mình qua những tuyến đường thay thế khác.
Ngày 21/7, một thẩm phán Mỹ quyết định tiến hành phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Donald Trump vào tháng 5/2024, đúng thời điểm cao trào của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.
Ngày 20/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cải tổ nội các, theo đó bổ nhiệm một số vị trí bộ trưởng mới.
Ngày 20/7, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal thông báo nước này sẽ nhận khoản vay 1,5 tỷ USD do Chính phủ Nhật Bản bảo lãnh từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Việc đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, ngay cả khi chính quyền Kiev tiếp tục vận chuyển ngũ cốc của mình thông qua các tuyến đường thay thế, sẽ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nông nghiệp ở châu Âu.
Ngày 19/7, trong phần tranh luận tại phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ "Chuyến bay giải cứu”, nhiều luật sư bào chữa đã đưa ra nhiều luận điểm, luận cứ gỡ tội cho thân chủ của mình, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ hình phạt, xem xét cho các bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật.