Ngày 28/7, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin và lãnh đạo các nước châu Phi đã thông qua tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ II và kế hoạch hành động chung của hai bên đến năm 2026.
Toàn cảnh phiên họp toàn thể Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ở thành phố St. Petersburg, ngày 28/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, tuyên bố của hội nghị xác định hai bên sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 năm/lần và tổ chức thường niên hội nghị nghị viện quốc tế. Tuyên bố hoan nghênh quyết tâm của Nga trong việc tiếp tục giúp đỡ các nước châu Phi đảm bảo lương thực, phân bón và các nguồn năng lượng; cũng như trong việc thực hiện các dự án thúc đẩy phát triển quốc tế. Trong khuôn khổ hợp tác, các bên thống nhất 74 điểm nghĩa vụ, trong đó có cơ chế "đối tác đối thoại” về chính trị, kinh tế và khoa học. Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch thương mại.
Trang web của Điện Kremlin cũng đã ra thông báo về các kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ II, trong đó có việc hai bên nhất trí ngăn chặn chạy đua vũ trang trên vũ trụ, hợp tác đảm bảo an ninh thông tin quốc tế và tăng cường hợp
tác trong cuộc chiến chống khủng bố.
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Azali Assoumani cho biết Tổng thống Putin đã thể hiện rõ với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng ông sẵn sàng đối thoại về vấn đề Ukraine. Cũng theo lời ông Assoumani, AU sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và sẽ tìm cách thuyết phục Kiev. Trước đó, các nước châu Phi đã đưa ra sáng kiến về giải quyết xung đột ở Ukraine.
Theo TTXVN
Bất chấp nỗ lực không ngừng của các nước và tổ chức quốc tế, nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo trên thế giới vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là khi những điểm nóng xung đột ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc thiếu kinh phí đang đe dọa đẩy các hoạt động cứu trợ vào nguy cơ bị đình trệ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại việc Ấn Độ ngăn chặn xuất khẩu gạo có khả năng làm trầm trọng thêm sự biến động của giá lương thực thế giới, dẫn đến các biện pháp trả đũa có thể gây hại cho toàn cầu.
Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), ngày 26/7, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tiếp phái đoàn quân sự Nga do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Soigu dẫn đầu. Ông Soigu đang có chuyến thăm Triều Tiên để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày nước này và Hàn Quốc ký thỏa thuận đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên.
Ngày 25/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay nhờ hoạt động kinh tế khả quan trong quý I vừa qua.
Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực đã khai mạc tại thủ đô Rome của Italia với chương trình nghị sự tập trung thảo luận biện pháp giải quyết những vấn đề mà hệ thống lương thực toàn cầu đang đối mặt. Quản lý và bảo đảm an ninh lương thực vẫn là thách thức lớn toàn cầu trong bối cảnh nhiều quốc gia bị nạn đói hoành hành, hàng trăm triệu người thiếu ăn, trong khi hàng tỷ người mắc các bệnh thừa cân và béo phì, cùng tình trạng lãng phí thực phẩm.
Ngày 24/7, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về hệ thống lương thực đã khai mạc tại thủ đô Rome của Italy.