Ngày 25/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay nhờ hoạt động kinh tế khả quan trong quý I vừa qua.


Biểu tượng IMF tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ đạt 3%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 vẫn ở mức 3% do các nền kinh tế phát triển giảm tốc. Theo đó, các mức tăng trưởng này thấp hơn so với mức tăng 6,3% đạt được năm 2021 và 3,5% vào năm 2022.

Dự báo dựa trên cơ sở ngành dịch vụ phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhờ các nước đẩy mạnh hoạt động thu hút du lịch. Tổ chức này cũng cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện nhờ Mỹ đã phần nào tháo gỡ được vấn đề trần nợ công và xoa dịu mối quan ngại về cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với những thách thức kéo dài bất chấp "khả năng phục hồi trong ngắn hạn”, lưu ý các nước nên duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ.

Trong báo cáo, IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2023 lên 1,8%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức dự kiến đưa ra vào tháng 4, nhờ lĩnh vực tiêu dùng tăng trưởng tốt trong quý I năm nay. Theo IMF, thị trường lao động vẫn mạnh tại nền kinh tế lớn nhất thế giới góp phần tăng thu nhập thực tế và hoạt động mua bán phương tiện. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ được dự báo giảm xuống 1% vào năm 2024, khi các khoản tiết kiệm được tích cóp trong thời đại dịch cạn kiệt và nền kinh tế mất động lực tăng trưởng.  

Tương tự dự báo đưa ra vào tháng 4, các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) sẽ là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, trong khi tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển được dự báo giảm đáng kể trong năm nay và năm tới. Cụ thể, theo báo cáo của IMF, tăng trưởng kinh tế của EMDE khả năng đạt 4% năm nay và 4,1% năm tới. IMF cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 5,2% năm 2023.

Trong khi đó, IMF nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Ấn Độ lên 6,1%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó, viện dẫn "động lực từ tăng trưởng trong quý IV/2022 cao hơn dự kiến do đầu tư trong nước mạnh hơn”. Kinh tế Nga hiện được dự báo tăng 1,5% trong năm nay, tăng 0,8 điểm phần trăm so với mức dự kiến hồi tháng 4, do số liệu kinh tế khả quan hơn nhờ "gói kích thích tài chính lớn".

Các nền kinh tế phát triển hiện được dự báo tăng 1,5% vào năm 2023, tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo hồi tháng 4, và tăng 1,4% vào năm 2024. Viện dẫn thông tin tích cực gần đây của kinh tế Anh, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này năm 2023 lên 0,4%, thay vì giảm 0,3% như trong báo cáo công bố trước đó. Tuy nhiên, IMF nhận định kinh tế Đức năm nay sẽ giảm 0,3%, mức giảm mạnh hơn so với mức 0,1% được dự báo trước đó. Như vậy, Đức là nền kinh tế duy nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm nay có thể rơi vào suy thoái.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, IMF hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm 2023 xuống còn 1,4%. Dự báo này đánh dấu mức giảm 0,1% so với ước tính 1,5% trước đó do tổ chức này công bố hồi tháng 4. Trong báo cáo mới nhất, IMF giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2024 là 2,4%.

Nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đã và đang đối mặt với những bất ổn ở cả bên trong và bên ngoài, bao gồm động lực xuất khẩu yếu và các động thái thắt chặt kiểm soát tiền tệ toàn cầu.

Cũng trong báo cáo mới nhất, IMF đánh giá bức tranh lạm phát toàn cầu cải thiện, với chỉ số giá tiêu dùng hiện được dự báo tăng 6,8% trong năm nay, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Điều này chủ yếu là do lạm phát hạ nhiệt tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, IMF lưu ý tỷ lệ lạm phát toàn cầu vẫn cao hơn so với mức trước đại dịch COVID-19 (3,5% vào năm 2019).


Theo TTXVN

Các tin khác


Hệ thống cấp cứu Mỹ quá tải bệnh nhân vì nắng nóng kỷ lục

Các ca bệnh liên quan đến nắng nóng đã tăng đột biến khi Mỹ bước vào mùa hè nóng kỷ lục, buộc một số bệnh viện phải điều động thêm nhân viên để điều trị cho lượng bệnh nhân tăng đột biến.

Bầu cử Campuchia: Hơn 78% cử tri đi bỏ phiếu

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tính đến thời điểm kết thúc hoạt động bầu cử (15h ngày 23/7), có hơn 7,6 triệu cử tri Campuchia đã đi bỏ phiếu bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII tại 23.789 điểm bỏ phiếu thuộc 25 khu vực bầu cử trên toàn quốc, chiếm trên 78% so với tổng số 9.710.655 cử tri.

Rủi ro với ngành du lịch châu Âu

Đợt sóng nhiệt kéo dài càn quét khắp châu Âu đang làm đảo lộn đời sống và gây ra những mối nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Giới chuyên gia cảnh báo, nếu hiện tượng thời tiết cực đoan trên vẫn tiếp diễn, ngành du lịch châu Âu sẽ đối mặt những thách thức không nhỏ khi các du khách dần thay đổi thói quen du lịch.

Tổng thống Putin đánh giá cao mối quan hệ giữa Nga và châu Phi

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trong bài viết với nhan đề: "Nga và châu Phi: Hợp lực vì hòa bình, tiến bộ và tương lai thành công", đăng ngày 24/7 trên trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng mối quan hệ đối tác giữa Nga với châu Phi có nguồn gốc sâu xa và bền chặt và luôn nổi bật với sự ổn định, tin cậy và thiện chí.

Hàn Quốc tiến hành điều tra về bưu kiện có chứa khí lạ

Giới chức Hàn Quốc cho biết ngày 23/7, cảnh sát nước này đã mở cuộc điều tra về bưu kiện quốc tế có chứa khí lạ được chuyển từ Đài Loan (Trung Quốc) đến thành phố miền Trung Cheonan.

Vòng Bắc Cực sẽ trở thành đấu trường mới của cuộc cạnh tranh Nga – Mỹ

Đối mặt với nguy cơ mất vị thế siêu cường đơn cực, Mỹ đang tìm cách mở ra một mặt trận chiến tranh Lạnh mới ở Vòng Bắc Cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục