Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phát biểu tại Diễn đàn chiến lược Bled ở Slovenia rằng Liên minh châu Âu (EU) nên sẵn sàng tiếp nhận các thành viên mới vào năm 2030.


Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Michel nhấn mạnh đây là một mục tiêu tham vọng nhưng thiết yếu, qua đó khẳng định châu Âu thực sự nghiêm túc trong vấn đề mở rộng quy mô.

Theo ông Michel, để hoàn tất việc gia nhập EU, các quốc gia ứng viên cần đáp ứng tiêu chuẩn trong các lĩnh vực từ cải cách tư pháp đến kinh tế và đối ngoại, đồng thời cần giải quyết những xung đột song phương trước khi gia nhập khối.

Báo Nga Vedomosti đưa tin các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về tư cách thành viên tiềm năng của Ukraine và Moldova tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

Tám quốc gia hiện có tư cách ứng cử viên gia nhập EU gồm Albania, Bosnia và Herzegovina, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Và theo ông Vladislav Belov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia tại Viện Khoa học châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga tin rằng các nước vùng Balkan có nhiều khả năng gia nhập EU nhất trong thời gian trước mắt.

Theo chuyên gia này, không quá hai quốc gia sẽ trở thành thành viên EU vào năm 2030. Trong khi đó, lần mở rộng gần đây nhất là vào năm 2004 đã chỉ làm suy yếu EU. 

Chuyên gia Belov tin rằng khối trên đã chạm tới giới hạn mở rộng hợp lý vào năm 2004, khi ba nước vùng Baltic và một số nước Đông Âu khác gia nhập EU. 

Sau lần mở rộng đó, các quan chức EU phải đối mặt với các vấn đề trong việc hình thành chính sách ngân sách chung. Ngoài ra còn có các vấn đề trong việc thống nhất các chính sách nông nghiệp và công nghiệp. 

Nhà phân tích này chỉ ra rằng: "Sáu năm tới còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện các cơ chế nội bộ của EU. Tôi nghi ngờ rằng các vấn đề về cơ cấu sẽ được giải quyết vào thời điểm đó”.
Bên cạnh đó, ông Belov đánh giá Ukraine khó thể gia nhập EU trong trung hạn. 

Người tị nạn Ukraine là gánh nặng nghiêm trọng đối với nền kinh tế châu Âu. Theo ước tính tối thiểu, số lượng người tị nạn Ukraine vào khoảng 5 - 6 triệu. 

Đối với Ukraine, nước này đã khởi động một quá trình chuyển đổi nhà nước, có thể kéo dài nhiều thập kỷ. "Tại thời điểm này, đạt được mối quan hệ chính trị và kinh tế đặc biệt với EU là điều tốt nhất mà Kiev có thể mong đợi”, chuyên gia Nga kết luận.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục