Theo Đại sứ Pakistan tại Nga, quốc gia Nam Á này đang trông cậy vào sự giúp đỡ từ Nga trong quá trình gia nhập khối BRICS.


Quốc kỳ Pakistan. Ảnh: EPA-EFE

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Đại sứ Pakistan tại Nga Khalid Jamali ngày 22/11 xác nhận rằng Islamabad có kế hoạch gia nhập nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) dưới sự chủ trì của Nga vào năm 2024.

Trả lời phóng viên, ông Khalid Jamali cho biết Pakistan đã nộp đơn xin gia nhập. Nhà ngoại giao trên đồng thời lưu ý quốc gia Nam Á này đang trông cậy vào sự hỗ trợ của Nga trong quá trình trở thành thành viên.

Đại sứ Jamal cho biết thêm: "Pakistan mong muốn trở thành một phần của tổ chức quan trọng này và chúng tôi đang trong quá trình liên hệ với các nước thành viên nói chung và Liên bang Nga nói riêng để các nước tăng cường ủng hộ tư cách thành viên của Pakistan".

Hồi đầu tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov thông báo BRICS có kế hoạch thống nhất danh sách các ứng cử viên cho vai trò "quốc gia đối tác” trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở thành phố Kazan của Nga vào năm 2024. Theo quan chức này, trong thời gian làm chủ tịch BRICS, Nga sẽ đặc biệt chú ý đến việc mở rộng "vòng tròn bạn bè BRICS", trong đó có cả khu vực Mỹ Latinh.

Nhóm BRICS hiện gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm 42% dân số thế giới và 1/4 GDP toàn cầu. Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sẽ tham gia nhóm từ tháng 1/2024. Nhóm mở rộng, được gọi là BRICS+, sẽ chiếm gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2040.

Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, hiện có gần 20 quốc gia quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với nhóm này.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục