Những nỗ lực trung gian quốc tế nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã gặp phải trở ngại.


Những ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel vào thành phố Gaza, ngày 24/10/2023. (Ảnh AP)

Hôm 15/2, Israel đã triệu hồi phái đoàn đàm phán và cáo buộc Hamas đưa ra những yêu cầu mà nước này cho là thiếu thực tế.

Thỏa thuận ngừng bắn vẫn bế tắc trong bối cảnh Israel chuẩn bị tấn công vào Rafah, nơi trú ẩn an toàn cuối cùng của người Palestine tại Gaza.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns và Giám đốc cơ quan tình báo Mossad của Israel David Barnea đã tham dự đàm phán ở thủ đô Ai Cập, nhưng không có dấu hiệu đột phá. Truyền thông địa phương đưa tin Thủ tướng Israel đã ra lệnh cho phái đoàn Israel không tiếp tục đàm phán ở Cairo, làm dấy lên lo ngại đàm phán về việc thả con tin tiếp tục bế tắc. Người thân của khoảng 130 con tin còn lại cho biết, quyết định của Thủ tướng Benjamin Netanyahu giống như một "bản án tử hình” đối với những người thân của họ.


Biểu tình yêu cầu đình chiến ở Gaza, ngày 4/11/2023, tại Washington, Mỹ. (Ảnh: AP)

Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết nước này không nhận được bất kỳ đề xuất mới nào từ Hamas về việc thả con tin và cho rằng Hamas cần thay đổi quan điểm để đàm phán có tiến triển. Trong khi đó, quan chức cấp cao của Hamas, Osama Hamdan cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm về đàm phán bế tắc.

Cuộc chiến ở Gaza đã trở thành một trong những cuộc tấn công trên không và trên bộ tàn khốc nhất trong lịch sử hiện đại. Theo Bộ Y tế Gaza, ít nhất 28.576 người Palestine đã thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, không phân biệt dân thường và chiến binh. Hơn 68.000 người đã bị thương. Đàm phán thất bại trong bối cảnh quốc tế ngày càng lo ngại về kế hoạch của Israel tấn công vào thành phố Rafah nhằm tiêu diệt các đơn vị chiến đấu cuối cùng của Hamas.

Tổ chức Y tế Thế giới hôm 15/2 cảnh báo, một cuộc tấn công quân sự vào Rafah sẽ gây ra "thảm họa khôn lường" và đẩy hệ thống y tế của khu vực này đến gần bờ vực sụp đổ. Đại diện thường trực Liên đoàn Arab tại Liên hợp quốc, Đại sứ Tunisia Tarek Ladeb tái khẳng định 3 yêu cầu của Liên đoàn Arab là "ngừng bắn ngay lập tức, hỗ trợ nhân đạo không bị cản trở và ngăn chặn bất kỳ kế hoạch nào đưa người Palestine ra khỏi vùng đất của họ".

Theo VTV.VN

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục