Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thay đổi phong cách làm việc của người dân nước này bằng cách khuyến nghị giảm số ngày làm việc xuống còn 4 ngày/tuần.


Các nghiên cứu cho thấy nhân viên văn phòng tại Nhật đang đối mặt với quá nhiều áp lực dẫn đến gia tăng tình trạng tự tử do làm việc quá sức. (Ảnh: Getty Images)

Mới đây, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã đề cập đến chính sách đổi mới cách làm việc, bao gồm giảm giờ làm, cho nghỉ phép hàng năm có lương, hay giới hạn làm thêm giờ…

Động thái này thể hiện sự thay đổi rõ rệt ở quốc gia nơi nổi tiếng với nền văn hóa "nghiện công việc", thậm chí thường xuyên ghi nhận trường hợp người lao động tử vong do làm việc quá sức.

Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên bày tỏ sự ủng hộ cho tuần làm việc ngắn hơn vào năm 2021, sau khi các nhà lập pháp tán thành ý tưởng này. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chậm được thực hiện, khi chỉ khoảng 8% các công ty ở Nhật Bản cho phép nhân viên nghỉ 3 ngày trở lên mỗi tuần, theo số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.

Những người ủng hộ chế độ làm việc 4 ngày mỗi tuần cho biết mô hình này cho phép những người lao động có thêm thời gian chăm sóc gia đình hoặc nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Vào tháng 6 năm nay, hình thức nghỉ 3 ngày trong một tuần làm việc đã được chính quyền tỉnh Chiba của Nhật Bản áp dụng thí điểm từ tháng 6/2024. Ngoài thứ Bảy và Chủ nhật, nhân viên tại Chiba có thể lựa chọn thêm 1 ngày nghỉ bất kỳ trong tuần, thay vào đó, trong 4 ngày làm việc còn lại sẽ phải làm thêm giờ, ngoài giờ làm việc cố định là từ 10h sáng đến 3h chiều. Nhân viên có thể lựa chọn làm thêm giờ từ 7h đến 10h sáng hoặc từ 3h chiều đến 10h tối.

Đây là lần đầu tiên, chế độ nghỉ 3 ngày trong một tuần được áp dụng trên quy mô toàn tỉnh tại Nhật Bản. Trước đó, chính sách này đã được áp dụng ở 11 địa phương khác, trong đó có Osaka và Saitama, nhưng chỉ trong một số lĩnh vực nhất định như ngành điều dưỡng, chăm sóc trẻ em. Trong khi đó, tại Tokyo trong 1 tháng chỉ áp dụng duy nhất 1 tuần.

Không chỉ tại Nhật Bản, một số nước tại châu Âu, điển hình là Đức, cũng đang hướng tới cải thiện chế độ làm việc nhằm giải tỏa bớt áp lực cho người lao động. Tính đến đầu tháng 2/2024 đã có 45 công ty và tổ chức tại Đức thử nghiệm chế độ tuần làm việc 4 ngày/tuần trong 6 tháng.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Bangladesh công bố số người thiệt mạng trong làn sóng biểu tình bạo lực

Bộ trưởng Y tế lâm thời Bangladesh ngày 29/8 cho biết bạo lực nổ ra trong các cuộc biểu tình hồi tháng trước ở nước này đã khiến trên 1.000 người thiệt mạng, biến đây thành giai đoạn đẫm máu nhất trong lịch sử của đất nước Nam Á kể từ khi giành độc lập năm 1971.

Lý do thực sự Nga vẫn chưa thể đẩy được lực lượng Ukraine ra khỏi Kursk

Mặc dù có sức mạnh quân sự áp đảo, Nga đã không thể đẩy quân đội Ukraine trở lại biên giới ở Kursk sau nhiều tuần. Lý do thực sự của điều này là gì?

Lý do ít ai ngờ khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu gạo

Tình trạng thiếu gạo gần đây đã xảy ra trên khắp Nhật Bản và giá gạo đang tăng vọt. Nhưng gần 100% gạo của Nhật Bản được sản xuất trong nước và năng suất mùa màng có vẻ bình thường, vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên giám sát hoạt động thử nghiệm bệ phóng rocket đa nòng

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 28/8 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un trước đó một ngày đã giám sát hoạt động thử nghiệm hệ thống phóng rocket đa nòng (MRLS) 240 mm nâng cấp đang được nước này sản xuất.

WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 26/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (mpox) lây từ người sang người.

Tổng thống Zelensky tuyên bố ủng hộ Ấn Độ tổ chức hội nghị hoà bình Ukraine lần hai

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiết lộ nước này đang tiến hành các cuộc đàm phán liên quan đến hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai với các bên trung gian như Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục