Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình tại Ấn Độ nhằm chấm dứt xung đột với Nga.


Tổng thống Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp tại Kiev ngày 23/8. Ảnh: Le Monde

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 31/8 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Zelensky đã đưa ra đề xuất này với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm của ông đến Ukraine vào tuần trước.

Nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky có mục tiêu tổ chức một hội nghị hòa bình thứ hai trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11tới, sau hội nghị đầu tiên tổ chức vào tháng 6 ở Thụy Sĩ.

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Zelensky - ông Serhiy Nykyforov, cho biết Ukraine đang cân nhắc tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo tại một quốc gia ở Nam Bán cầu, bao gồm Ấn Độ.

Tổng thống Zelensky đang nỗ lực để nhận thêm ủng hộ trên toàn cầu cho kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm của mình. Nền tảng cơ bản mà Ukraine muốn trong đàm phán là kế hoạch 10 điểm của Tổng thống Zelensky năm 2022, liên quan đến nhiều chủ đề như thực phẩm, an ninh năng lượng…

Nhưng các quốc gia ở Nam Bán cầu nhận định rằng các diễn đàn nào thúc đẩy hòa bình chỉ có thể đạt được sức hút nếu Nga có một ghế tại bàn đàm phán.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal cho biết Thủ tướng Modi đã bày tỏ thiện chí đóng vai trò xây dựng trong tiến trình hòa bình, mặc dù còn quá sớm để bình luận về các phương thức và lộ trình cụ thể ở giai đoạn này.

Nỗ lực ngoại giao trở nên cấp bách hơn khi lực lượng Nga giành kiểm soát thêm nhiều diện tích ở khu vực Donetsk và quân đội Ukraine đã bất ngờ xâm nhập qua biên giới tràn vào Kursk của Nga.

Vào ngày 15-16/6, Ukraine đã tổ chức hội nghị hòa bình tại Thụy Sĩ với sự tham gia của đại diện 92 quốc gia, nhưng không có Nga. Trung Quốc cũng không tham dự sự kiện, trong khi Ấn Độ cùng các phái đoàn khác bao gồm Indonesia và Nam Phi từ chối ký thông cáo chung.

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Ukraine cho biết nước chủ nhà của hội nghị hòa bình thứ hai sẽ phải ký vào thông cáo chung.

New Delhi cho đến nay vẫn nhấn mạnh cần có ngoại giao và đối thoại để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine. Ấn Độ cũng bày tỏ sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực hòa bình.

Thủ tướng Modi đã đến thăm Moskva từ ngày 8-9/7. Trong chuyến thăm này, Nga và Ấn Độ thống nhất tăng cường hợp tác song phương về thương mại và các lĩnh vực như năng lượng, y dược…



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nhà lãnh đạo Triều Tiên giám sát hoạt động thử nghiệm bệ phóng rocket đa nòng

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 28/8 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un trước đó một ngày đã giám sát hoạt động thử nghiệm hệ thống phóng rocket đa nòng (MRLS) 240 mm nâng cấp đang được nước này sản xuất.

WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 26/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (mpox) lây từ người sang người.

Tổng thống Zelensky tuyên bố ủng hộ Ấn Độ tổ chức hội nghị hoà bình Ukraine lần hai

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiết lộ nước này đang tiến hành các cuộc đàm phán liên quan đến hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai với các bên trung gian như Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ.

Ông Trump chật vật trong cuộc chiến trở thành tâm điểm truyền thông với bà Harris

Các bài phát biểu của ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump về chính sách đối ngoại, chính sách thuế tại các sự kiện vận động trong tuần này dường như không nhận được nhiều sự chú ý của giới truyền thông khi tất cả mọi sự chú ý dồn vào việc bà Kamala Harris chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ.

Hậu quả của việc xung đột kéo dài với nền kinh tế Israel

Israel đang đối mặt với những lựa chọn chiến lược khó khăn khi xung đột tiếp diễn ở Dải Gaza và nguy cơ mở rộng giao tranh với Iran cùng các lực lượng dân quân thân Tehran trong khu vực. Tương lai của cuộc chiến không chỉ là vấn đề quân sự, mà còn gắn liền với các thách thức kinh tế lớn.

WTO đón thành viên thứ 165

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, sau 17 năm đàm phán với các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Comoros đã gia nhập tổ chức này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục