Trung Quốc vừa phê duyệt việc xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới ở rìa phía đông của cao nguyên Tây Tạng.
Sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng. Ảnh: Xinhua
Theo ước tính của Tổng Công ty Xây dựng Điện Trung Quốc vào năm 2020, con đập sẽ được xây dựng ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo và có thể sản xuất 300 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm.
Con số này sẽ tăng gấp 3 lần công suất thiết kế 88,2 tỷ kWh của Đập Tam Hiệp - hiện là đập lớn nhất thế giới, ở miền trung Trung Quốc.
Theo Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, dự án sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu đạt mức phát thải carbon tối đa và trung hòa carbon của Trung Quốc, kích thích các ngành công nghiệp liên quan như kỹ thuật và tạo ra việc làm ở Tây Tạng. Một đoạn của sông Yarlung Zangbo có độ cao ấn tượng là 2.000 mét (6.561 feet) trong phạm vi ngắn 50 km (31 dặm), mang lại tiềm năng thủy điện lớn cũng như những thách thức kỹ thuật độc đáo.
Chi phí xây dựng đập, bao gồm cả chi phí kỹ thuật, cũng dự kiến sẽ vượt qua đập Tam Hiệp, có chi phí là 254,2 tỷ nhân dân tệ (34,83 tỷ USD). Chi phí này bao gồm cả việc tái định cư cho 1,4 triệu người dân bị di dời và cao hơn gấp bốn lần so với ước tính ban đầu là 57 tỷ nhân dân tệ.
Theo các quan chức Trung Quốc, các dự án thủy điện ở Tây Tạng sẽ không có tác động lớn đến môi trường hoặc nguồn cung cấp nước hạ lưu.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Bangladesh vẫn bày tỏ lo ngại về con đập này vì dự án có khả năng làm thay đổi không chỉ hệ sinh thái địa phương mà còn cả dòng chảy và hướng chảy của con sông ở hạ lưu.
Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất thủy điện ở thượng nguồn sông Yarlung Zangbo, chảy từ phía tây sang phía đông Tây Tạng và còn đang lên kế hoạch cho nhiều dự án hơn ở thượng nguồn.
Theo VTV.VN
Số lượng người đói hoặc đang vật lộn với nạn đói trên khắp thế giới đang tăng lên, trong khi số tiền mà các quốc gia giàu nhất thế giới viện trợ đang giảm xuống.
Thị trường tiền điện tử của Hàn Quốc đã tăng trưởng nhanh trong tháng 11/2024, với khối lượng giao dịch bắt kịp thị trường chứng khoán và tổng số tài khoản vượt 15 triệu trong đợt tăng giá mạnh mẽ, nhờ sự ủng hộ tiền điện tử của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 25/12 dẫn các nguồn tin thạo tin cho biết các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza do Ai Cập và Qatar tổ chức đang rơi vào bế tắc, làm tiêu tan hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn trong tầm tay nhằm chấm dứt cuộc chiến dai dẳng tại dải đất ven Địa Trung Hải của Palestine.
Hãng tin Nga TASS dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga về các vấn đề quốc tế, ông Yury Ushakov cho biết, ngoài các nước trong danh sách đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), hiện có hơn 20 quốc gia tiếp tục bày tỏ quan tâm đến hoạt động của BRICS và nhóm "những viên gạch vàng" này khẳng định luôn chào đón các quốc gia "cùng chí hướng".
Các quốc gia khu vực và cộng đồng quốc tế đang tích cực hỗ trợ quá trình chuyển tiếp chính trị tại Syria nhằm tránh kịch bản hỗn loạn như đã xảy ra tại Libya hay Iraq.
Trong năm 2024, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với một số thách thức lớn, như xung đột địa chính trị tiếp diễn, lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Để đối phó với thách thức, nhiều quốc gia đã chủ động thực hiện điều chỉnh chính sách, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ nền kinh tế trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên toàn cầu.