Ủy ban châu Âu công bố chiến lược sẵn sàng ứng phó thảm họa, khuyến nghị công dân dự trữ thực phẩm, nước uống và vật dụng thiết yếu đủ dùng trong ba ngày.
Ngày 26/3, Ủy ban châu Âu vừa công bố chiến lược ứng phó khủng hoảng đầu tiên, khuyến nghị người dân chuẩn bị trước thực phẩm, nước uống và vật dụng thiết yếu trong trường hợp xảy ra thảm họa.
Đây là một phần trong chiến lược tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với những khủng hoảng lớn như biến đổi khí hậu, đại dịch, sự cố an ninh mạng hoặc nguy cơ tấn công vũ trang....
Ủy viên châu Âu phụ trách ứng phó khủng hoảng, bà Hadja Lahbib, cho biết: "Chúng tôi khuyến cáo các quốc gia thành viên chuẩn bị cho người dân có thể tự túc trong 72 giờ". Bà cũng đăng tải một video trên mạng xã hội giới thiệu túi khẩn cấp cá nhân với các vật dụng như giấy tờ tùy thân, nước uống, đồ hộp, đèn pin, radio nhỏ, thuốc men và thậm chí cả bộ bài để giải trí.
(Ảnh minh hoạ: Unsplash)
Chiến lược này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm từ các quốc gia Bắc Âu như Đức, Thụy Điển, Na Uy – những nước đã từ lâu phổ biến hướng dẫn cho người dân về cách xử lý trong tình huống khẩn cấp. Ví dụ, Thụy Điển khuyến cáo người dân chuẩn bị đèn pin, chăn ấm và thực phẩm giàu năng lượng; Na Uy khuyên tích trữ thuốc men và viên i-ốt phòng khi xảy ra sự cố hạt nhân....
Ủy ban châu Âu cũng đề xuất tổ chức "Ngày sẵn sàng châu Âu", để đưa kiến thức về ứng phó khủng hoảng vào trường học, và xây dựng chiến lược tích trữ các vật tư như nơi trú ẩn, máy phát điện, lương thực và nước uống....
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Roxana Mînzatu, khẳng định việc chuẩn bị không có nghĩa là đang gieo rắc nỗi sợ, mà là một hành động trách nhiệm để giảm thiểu thiệt hại. "Giống như việc mua bảo hiểm tai nạn, không ai mong muốn nó xảy ra nhưng vẫn cần sẵn sàng", bà Minzatu nói.
Theo VTV.VN
Các biện pháp mới cho phép Bắc Kinh áp dụng loạt hạn chế đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài có hành vi phân biệt đối xử với công dân, doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong khi Mỹ đang tranh luận về chiến lược phát triển tàu ngầm lớp Virginia thì Trung Quốc tiếp tục tăng cường hiện diện tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Cơ quan y tế tại Gaza cho biết tổng số người người thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 18 tháng qua tại Gaza đã tăng lên hơn 50.000 người.
Siêu dự án cầu cạn kết nối Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Thái Lan vẫn đang được triển khai với sự quan tâm từ Trung Quốc và các nước Trung Đông.
Trước làn sóng cắt giảm ngân sách khoa học tại Mỹ dưới thời Trump, châu Âu ra sức lôi kéo các nhà nghiên cứu bằng tài trợ dồi dào và môi trường tự do khoa học. Đây là cơ hội để châu Âu khẳng định vị thế trung tâm đổi mới toàn cầu.
Tình trạng tan băng chưa từng có do khủng hoảng khí hậu đang gây nên mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước toàn cầu.