Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2009 là 1.200 tỉ USD

Giới truyền thông Trung Quốc (TQ) hôm  10-1 đưa tin nước này đã vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới - một dấu hiệu mới cho thấy sự vươn lên nhanh chóng của TQ như là một thế lực kinh tế toàn cầu. Tân Hoa Xã dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan (GAC) cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 12-2009 là 130,7 tỉ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước đó và là lần tăng đầu tiên kể từ cuối năm 2008. Sự gia tăng này khiến tổng kim ngạch xuất khẩu của TQ trong cả năm 2009 là 1.200 tỉ USD.


Container hàng hóa Trung Quốc tại cảng Miami (Mỹ). Ảnh: AFP

Trong khi đó, theo hãng tin AP, Hiệp hội Bán buôn và Ngoại thương Đức (BGA) dự báo rằng kim ngạch xuất khẩu của nước này trong năm 2009 là 1.170 tỉ USD. Trước đó, việc Đức có thể mất vị trí nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về tay TQ là điều đã nằm trong dự báo của các nhà kinh tế và phòng thương mại nước này.


Dù vậy, các nhà xuất khẩu Đức cho hãng tin Bloomberg biết họ không lo ngại về sự vươn lên của TQ vì cho rằng điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp Đức. Anton Boerner, Chủ tịch BGA, nhận định: “Việc TQ qua mặt chúng tôi là một tin tốt vì họ không lấy đi bất kỳ thứ gì từ chúng tôi cả. Khách hàng càng giàu thì công việc kinh doanh càng tốt”.


Dù qua mặt Đức nhưng nếu so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của TQ vẫn giảm 16%. Tuy nhiên, một quan chức hải quan cho đài truyền hình trung ương TQ biết rằng sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12 là dấu hiệu cho thấy tình trạng tồi tệ nhất của ngành xuất khẩu nước này đã qua.


Cũng theo GAC, kim ngạch thương mại của TQ trong cả năm 2009 là 2.210 tỉ USD, giảm 13,9% so với năm 2008. Trong khi đó, thặng dư thương mại giảm 34,2% xuống còn 196,1 tỉ  USD. Theo tin AP, điều này phản ánh sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn của TQ, được thúc đẩy bởi gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỉ USD và nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tại Mỹ và các thị trường khác suy yếu.

 

 

                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục