Tối qua, tên tuổi của 10 người Việt bị chết vụ giẫm đạp ở thủ đô của Campuchia đã được thông báo. Trong khi đó, số tử vong trong của vụ này đã tăng lên tới 456, sau khi cộng cả con số do các tỉnh bên ngoài thành phố Phnom Penh báo cáo.

 
   
                          Nhiều người vẫn đang tìm xác người thân.
 
Vào lúc 6 giờ 30 phút tối qua, trong danh sách 10 người Việt tử vong được thông báo có 5 cháu bé độ tuổi từ 6 đến 13. Ngoài ra, có 5 phụ nữ, người trẻ nhất 18 tuổi tên Nguyễn Thị Chại, người nhiều tuổi nhất là bà Nguyễn Thị Bế, 54 tuổi. Số người Việt chết thuộc tỉnh Kandal và thủ đô Phnom Penh.

Trước đó, theo ông Trịnh Việt Long phụ trách công tác báo chí ở tòa đại sứ Việt Nam, có đến 8 người Việt bị chết, 8 người bị thương và 5 người mất tích. Và đến 4 giờ chiều qua, con số người chết tăng lên đến 10 người, và có đến 10 người bị thương.

Bà Phạm Thanh Thủy thuộc Hội Người Việt ở Phnom Penh nói Hội đang đến các bệnh viện xác nhận thêm và rất có thể con số thương vong còn tăng nữa theo thời gian tìm kiếm. Riêng trong số người bị thương, có 4 người bị gãy tay hay chân.

Ông Lê Công Đầy, Ủy viên thường trực của Hội người Việt, nói may mắn vào đúng tối hôm 22/11, một đoàn cải lương từ trong nước sang Phnom Penh biểu diễn phục vụ Việt kiều, “chứ nếu không con số người Việt chết còn cao hơn nữa”.

Từ khi nhận được tin, ông và các đồng nghiệp đã đi khắp các bệnh viện trong thành phố để tìm người Việt gặp nạn.

Phía Hội Người Việt tại Phnom Penh cũng nói sẽ tạo điều kiện giúp đỡ cho những gia đình người Việt bị chết trong vụ dẫm đạp.

Trong tuyên bố đưa ra trước báo giới chiều qua, Bộ trưởng Xã Hội Ith Sam Heng - người phụ trách cuộc điều tra về nguyên nhân xảy ra thảm kịch kinh hoàng này, xác nhận số tử vong đã tăng vọt từ 350 người lên mức hiện tại sau khi các tỉnh báo cáo lên trung ương số cư dân của họ bị thiệt mạng tại Pnom Penh. Bộ trưởng Heng nói một số xác chết đã được đưa về nhà ngay lập tức sau tai nạn, và một số người bị thương đã qua đời tại nhà.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Campuchia cho biết nguyên nhân chính xảy ra tử vong là do các nạn nhân bị chết ngạt. Người phát ngôn của chính phủ Campuchia thừa nhận chính phủ đã không dự kiến được lượng người tham gia dự hội lại đông đến mức như vậy.
 
    
                    Công tác dọn dẹp trên cây cầu xảy ra thảm hoạ.

Lời kể của những người sống sót

Hôm nay, 25/11, Campuchia tổ chức quốc tang các nạn nhân. Báo chí Phnom Penh nêu lên các trường hợp gây đau đớn lòng người khi kể lại một gia đình tại Phnom Penh có 6 đứa con nhỏ đều chết hết trong tai nạn. Một ông bác ngụ tại tỉnh Ta keo có 4 đứa con xin về Phnom Penh chơi hội cũng chết tất cả trong đêm 22/11.

Trong số những người Việt may mắn sống sót, Đặng Thị Thuyền, 27 tuổi, gia đình quê gốc ở tỉnh Đồng Tháp, vẫn còn tỏ ra hoảng loạn khi nhớ lại những gì đã xảy ra lúc 9 giờ tối thứ Hai vừa rồi trên chiếc cầu Kim cương nối khu vui chơi giải trí Đảo Kim cương với nội đô Phnom Penh.

Hiện đang được điều trị tại bệnh viện Calmette, một trong các bệnh viện chính của thành phố, Thuyền kể: "Em đang từ Koh Pich đi về, tới nửa cầu thì thấy quá trời đông, người ta đổ đến mà không biết tại sao”.

“Họ đè lên người em, em ngã quỵ xuống thì ở dưới cũng có người, em ngất xỉu và không biết gì nữa tới khi cảnh sát mang em ra ngoài lúc nào không rõ. Em bị thương ở chân, ở tay và cả ở mặt. Người nằm dưới em chắc bị ngộp thở nên họ cắn vào mặt em để thoát thân mà không được. Lúc đó người ta kêu cứu quá trời luôn mà không có ai cứu."

Những gì Thuyền thuật lại cũng trùng với lời kể của ông Buon Kamly, người đã mất vợ và một con trai trong thảm họa mà giới chức Campuchia mô tả là “tồi tệ nhất kể từ thời Khmer Đỏ”: "Tự nhiên ở bên trong chạy ra, bên ngoài chạy vào, thế là cứ chồng chất lên nhau mà chết. Tôi cố che cho con tôi, nhưng mà trên lưng tôi người ta cũng bị đè lăn ra chết."

Anh Trần Tân Quan, 25 tuổi, một trong những người sống sót, nói: "Khi ở giữa cầu, có người móc túi bị bắt la lên là sập cầu. Thực ra là cầu này không có chân, chỉ có dây cáp, nên đông người, nặng thì sẽ nhún. Nhưng thấy nhún, thì người ta lại nghĩ là sập cầu. Thế là hoảng loạn, ai nấy chạy thoát thân. Em lại ở chính giữa cầu nên không thể nào chạy được."

Ông Buon Kamly và một đứa con trai khác may mắn thoát chết, tuy trên người cả hai cha con vẫn còn đầy vết bầm dập. Nước mắt hai người dường như cạn kiệt trong lễ tang hai người thân yêu nhất của mình.

 

                                                                                    Theo Dantri

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục