Vừa qua, tại Cộng hòa Tunisia - một quốc gia ở Bắc Phi tiếp giáp với Algeria ở phía Tây, Libya ở phía Đông Nam, biển Địa Trung Hải ở phía Bắc và phía Đông với diện tích 165,000km2, dân số hơn 10,3 triệu người - đã nổ ra một cuộc chính biến khiến cho nguyên thủ đầu tiên của Bắc Phi phải rời bỏ quyền lực và chạy tháo thân đi tỵ nạn.

 

Hậu quả do "phản thầy"

Tunis nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp vào năm 1881 và giành được độc lập vào năm 1956. Ngày 25/7/1957, nhà kháng chiến quốc gia Habib Bourguiba đã trở thành Tổng thống đầu tiên của nhà nước Cộng hòa Tunisia và tiếp tục lãnh đạo công cuộc hiện đại hoá đất nước trong suốt 3 thập kỷ.

Đêm ngày 7/11/1987, Zine El-Abidine Ben Ali - cánh tay phải của Tổng thống Bourguiba và là Thủ tướng nội các Tunisia - đã tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu giành lấy chiếc ghế Tổng thống từ tay người thầy Habib Bourguiba. Lên làm nguyên thủ, Ben Ali tuy không thực hiện lời hứa cải cách dân chủ nhưng đã tạo điều kiện để tư bản nước ngoài đổ vốn vào đây và do đó tạo ra công ăn việc làm cho người dân để điều kiện sống được cải thiện, xã hội ổn định cũng như đưa nền kinh tế Tunisia thoát ra khỏi tình trạng ảm đạm và đạt mức tăng trưởng tới 5%.

Thành tích trên cùng với việc giải phóng và trao quyền cho phụ nữ khiến phần lớn người Tunisia cảm thấy "thỏa mãn" và sẵn sàng chấp nhận sự lãnh đạo của ông Ali để được hưởng các lợi ích từ một nền kinh tế mở cửa, vì vậy trong các cuộc bầu cử diễn ra trong suốt 23 năm cầm quyền tại Tunisia, ông Ben Ali đều tái đắc cử Tổng thống với tỉ lệ phiếu bầu cao tới mức khó tin - 99,44%, khiến báo chí đặt cho ông biệt danh "Ali-Ngài 99%".

Tổng thống bị lật đổ Zine El Abidine Ben Ali và vợ Laila.

Khát vọng làm Tổng thống suốt đời và sau này sẽ trao quyền lại cho con rể của mình là Mohamed Sakher El Materi - mới 28 tuổi nhưng là "độc soái" trong giới đại gia ở Tunisia- nên Ben Ali đã hai lần cho sửa hiến pháp nhằm tăng cường quyền lực của tập đoàn gia đình trị trong tất cả lĩnh vực từ chính trị tới kinh tế. Nhãn tiền của chính sách bạo hành, cường quyền đi đôi với tham những bằng các biện pháp rút ruột nền kinh tế quốc gia của gia đình Tổng thống đã khiến Tunisia có tỉ lệ thất nghiệp tăng chóng mặt lên đến 14%, trong đó tỉ lệ này còn cao hơn đối với giới trí thức đã tốt nghiệp đại học, cùng với việc giá cả càng ngày càng leo thang, chỉ riêng giá sữa đã tăng gấp đôi trong vài tháng gần đây, khiến cho sự tức giận từ người dân bình thường tới quan chức ăn lương và không thuộc phe cánh của gia đình ông Ben Ali ngày một nén chặt và chỉ chờ "một que diêm" là bùng lên thành "bão lửa".

Và khắc điểm đó đã tới khi Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, có bằng đại học, nhưng không tìm ra việc làm buộc anh phải đi bán trái cây dạo và do không có tiền hối lộ nên bị tịch thu phương tiện kiếm sống, đã tự thiêu biến thành ngọn đuốc sống vào ngày 17/12/2010. Tiếng thét của anh phát ra từ ngọn lửa đang bốc cháy "Chấm dứt nghèo đói, chấm dứt thất nghiệp" đã kéo cả nước xuống đường và cho dù sau đó lực lượng an ninh của Tổng thống Ali ra sức đàn áp cũng như xả súng cướp đi sinh mạng của 14 người khác, thì cuối cùng vào ngày 9/1/2011, cuộc cách mạng đường phố này đã buộc Tổng thống Ali cùng gia đình phải đào tẩu ra khỏi tổ quốc.

Đây là trường hợp duy nhất cho tới giờ phút này trong lịch sử của châu Phi, một lãnh tụ quốc gia phải tháo chạy không phải bằng biện pháp đảo chính mà bởi các cuộc biểu tình đường phố do người dân tự phát đứng lên trong sự ủng hộ ngầm của quân đội.

Nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng cuộc cánh mạng vừa qua nổ ra ở Tunisia là do cha đẻ của trang mạng WikiLeaks châm ngòi khi Assange - "James Bond của báo chí tự do" - cho công bố điện mật của đại sứ Mỹ ở Tunis, ông Robert Godec, gửi cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng 7/2009.

Theo đó, gia đình Ali là một trong những tổ chức mafia đầy quyền lực, tha hóa nhất của thế giới và bị người dân Tunisia nguyền rủa khủng khiếp nhất. Sau 23 năm trị vì, gia đình Ben Ali đã có một tài khoản khổng lồ trị giá lên tới 5 tỉ euro gửi trong các ngân hàng nước ngoài. Còn bất động sản tại Tunisia không kể xiết. Và khi bị nhân dân đuổi cho tháo chạy, vợ Ali - bà Laila - còn kịp chuyển lên máy bay riêng khoảng 1,5 tấn vàng, tương đương với 45 triệu euro để tuồn ra khỏi đất nước. Lòng hận thù của người dân Tunisia, sự bất mãn của nhân viên chính phủ và phản ứng của quốc tế đã khiến cho chính phủ Pháp, để bảo vệ uy tín và công lý cho chính mình, đã từ chối không cho gia đình ông Ali tỵ nạn. Cuối cùng, gia đình này phải nương thân tại Saudi Arabia cùng với 400 tay chân đắc lực.

Tương lai Tunisia

Lúc đầu, khi nhìn vào thành phần chính phủ lâm thời, giới quan sát quốc tế cho rằng: đất nước này còn lâu mới có tương lai, bởi cả Tổng thống lâm thời Foued Mebazaa lẫn Thủ tướng Ghannouchi đều là thành viên của đảng cầm quyền RCD do Tổng thống bị lật đổ sáng lập. Ngoài ra, ông Mohamed Ghannouchi còn là người đã cùng sát cánh trong mọi chính sách với ông Ben Ali trong suốt 12 năm qua và 8 người, vốn bị cáo buộc là tham nhũng và là thành viên cũ của cựu Tổng thống bị lật đổ, lại có chân trong 24 vị trí quan trọng của chính phủ lâm thời. Cơ cấu này, cùng chung quan điểm như thế, 4 bộ trưởng của đảng đối lập đã rời ghế hoặc treo chức và đẩy nội các mới lâm vào cuộc khủng hoảng trong sự bất bình của dân chúng.

Nhằm xoa dịu dư luận và ngăn chặn sự quay trở lại nhằm phục hồi chế độ Ali - chính quyền lâm thời Tunisia đã có những hành động rất sáng suốt và cương quyết như cho bắt giữ các sỹ quan chỉ huy an ninh cùng 33 thành viên gia đình của Tổng thống bị lật đổ với tội danh "các tội ác chống lại dân tộc Tunisia". Còn các quan chức trong nội các lâm thời đã đồng loạt ly khai đảng RCD để tạo ra một "chính phủ không có bóng Ali". Cách phản ứng như vậy được xem là cần thiết nhằm tạo ra tâm lý ổn định tình hình xã hội để từ đó vực dậy nền kinh tế và nhất là tạo ra niềm tin để lôi kéo một lượng lớn trí thức, buộc phải rời bỏ đất nước dưới thời chế độ cũ sang làm việc tại Pháp, quay trở lại phục vụ cho tổ quốc với hy vọng về một tương lai tươi sáng đang chờ đón Tunisia.

Ông Ben Ali sinh vào năm 1936 tại thị trấn biển Hammam-Sousse. Trong thời gian đấu tranh giành độc lập cho Tunisia do nhà cách mạng tiền phong Bourguiba lãnh đạo, ông Ali là thành viên tích cực và bị đuổi ra khỏi trường học vì lý do trên. Sau này, Ali được ông Bourguiba xem là học trò và là hạt giống đỏ cho quân đội cách mạng, nên đã được thầy gửi đi đào tạo tại các lò quân sự nổi tiếng nhất thế giới tại Pháp và Mỹ.

Khi ông Bourguiba trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Tunisia, Ali được thầy giao cho chiếc ghế lãnh đạo lực lượng cảnh binh và tới năm 1984 thì trở thành Bộ trưởng Nội vụ. Khi hàng loạt vụ đánh bom xảy ra ở các khu du lịch Sousse và Monastir hồi năm 1987, Tổng thống Bourguiba đã yêu cầu phải thẳng tay trừng trị các phần tử  khủng bố. Song do chủ ý riêng, nên "trò" đã nhắm mắt làm ngơ nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng kép trong nước để làm mất uy tín của thầy.

Năm 1987, khi Tunisia đứng trên bờ vực sụp đổ kinh tế với lạm phát lên tới 10% và nợ nước ngoài chiếm 46% tổng lượng GDP, Tổng thống Bourguiba buộc phải bổ nhiệm Ali vào chức vụ Thủ tướng để một mặt chèo lái con thuyền kinh tế, còn mặt khác "tát nước" để thuyền không chìm do nhà nước đang đứng trước nguy cơ rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan bởi hàng loạt vụ đánh bom diễn ra liên miên và một âm mưu lật đổ chính phủ đã suýt diễn ra. Cuối cùng với chiêu bài "sức khỏe" của thầy xuống dốc không phanh cùng chiến lược chống các phần tử Hồi giáo quá khích để tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, Ali đã đẩy thầy ra khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia để trở thành nhà Tổng thống "cải cách".

Dưới triều đại Ali trị vì, nền dân chủ bị đàn áp khốc liệt, người dân nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của mật vụ, môi trường tham nhũng được kích hoạt tối đa để gia đình Tổng thống gồm vợ, hai con gái, hai con rể cùng toàn thể gia tộc bên vợ thao túng toàn bộ nền kinh tế quốc gia.

 

                                                                                     Theo CAND

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục