Hôm thứ năm vừa qua Nga đã thử thành công mẫu thứ hai của chiếc chiến đấu cơ “thế hệ thứ năm”, mang tính cách mạng của nước này, chiếc chiến đấu cơ của tương lai, có tốc độ siêu thanh, có khả năng tàng hình, và có thể được “tung cánh” vào năm 2013.

 

Thủ tướng Nga Putin cho rằng T-50 sẽ đánh bại đối thủ chính - máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 Raptor F-22 của không lực Mỹ.
 

 

 Nếu những điều trên về chiếc chiến đấu cơ đa năng tàng hình, siêu thanh Sukhoi T-50 là sự thật, thì Nga, nước phụ thuộc phần lớn vào vũ khí của kỷ nguyên Xô Viết trong suốt 2 thập niên qua, “rền vang” tiến vào thế kỷ 21 với hệ thống vũ khí sắc bén, mà độ tiên tiến, tinh vi của nó chỉ có Mỹ mới có thể sánh được.

 

“Đây là thành tựu đặc biệt cho Nga thời kỳ hậu Xô Viết và chúng ta đang bỏ lại châu Âu, Trung Quốc cùng Nhật Bản ở xa phía sau”, trong cuộc đua phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, Alexander Khramchikin, một chuyên gia tại Học viện phân tích chính trị và quân đội, một đơn vị độc lập, cho hay. “Điều này đã đưa nước Nga lên nhóm đầu bảng về phát triển quân sự và thậm chí còn cao hơn thế”.

 

Trung Quốc gần đây cũng thử mẫu máy báy tàng hình của riêng mình, song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 của Trung Quốc thiếu nhiều đặc tính của máy bay chiến đấu được gọi là “thế hệ thứ năm”. Cụ thể, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phải là máy bay siêu thanh, có khả năng tránh rada, tích hợp vũ khí, có các hệ thống định vị được điều khiển tự động, thông minh và khung sườn làm từ vật liệu trong ngành vũ trụ.

 

Cho đến nay, chỉ có duy nhất một loại máy bay đáp ứng được những tiêu chuẩn trên đang sải cánh trên bầu trời, đó là chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Trong khi đó, thế hệ “đàn em” của chiếc máy bay này, F-35 Lightning II, dự kiến sẽ được đưa vào triển khai năm 2016. Cả hai loại máy bay này đều bị chỉ trích là có cái giá choáng váng. Giới phê bình ước tính, một chiếc F-22, sau khi đã trừ chi phí nghiên cứu và phát triển, có giá lên tới hơn 300 triệu USD.

 

Thủ tướng Nga Putin, từng được chụp ảnh thị sát chiếc T-50, năm ngoái khẳng định rằng Nga đã chi chỉ có 1 tỷ USD cho phát triển chiếc máy bay mới này và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD nữa để sản xuất.

 

Sau chuyến bay thử nghiệm thành công, kéo dài 44 phút, của T-50, Không lực Nga tuyên bố họ sẽ bắt đầu mua chiếc máy bay vào năm 2013, một phần của chương trình “tân trang” trị giá 650 tỷ USD, theo lệnh của Điện Kremlin vào tuần trước.

 

Cuộc thử nghiệm thành công của một mẫu T-50 mới cho thấy Nga đang củng cố vị trí là cường quốc quân sự hàng đầu. Tuy nhiên, một số lại tỏ ra nghi ngờ. “Vẫn còn nhiều tranh cãi, như liệu chiếc T-50 mới này có phải chỉ là một sản phẩm PR (quảng cáo) hay không”, Viktor Baranets, cựu phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga và hiện là chủ bút mục quân sự của tờ nhật báo Mátxcơva Komsomolskaya Pravda, cho hay. “Song tôi cũng phải nói rằng, thậm chí nếu chiếc máy bay có đang được phóng đại lên đôi chút, thì chiếc máy bay thứ hai này trông thật sự rất ổn khi sải cánh trên bầu trời”.

 

 

                                            Theo DanTri

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục