Tường chắn sóng bảo vệ nhà máy Fukushima chỉ cao có 6 mét. Trong khi đó, chiều cao của trận sóng thần ập tới hồi tháng 3 cao tới 14 mét. IAEA cho rằng, chủ quan và xem nhẹ mức nguy hiểm của sóng thần là sai lầm chính của Nhật Bản khiến sự cố rò rỉ hạt nhân xảy ra.

 
Tường chắn sóng tại nhà máy Fukushima I được xây quá thấp.
Tường chắn sóng tại nhà máy Fukushima I được xây quá thấp.

Tường chắn sóng quá thấp

IAEA, cơ quan giám sát năng lượng nguyên tử của Liên Hợp Quốc vừa soạn thảo bản báo cáo về tình hình tại nhà máy hạt nhân Fukushima I, nơi đang gặp sự cố rò rỉ phóng xạ sau cơn
động đất và sóng thần hồi tháng 3. Bản báo cáo này vừa được đệ trình lên Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan vào hôm nay 1.6.

Các điều tra viên của IAEA tới từ các nước đầu ngành như Anh, Pháp, Nga, Mỹ và Trung Quốc đã có một tuần làm việc tại Nhật Bản để đánh giá tình hình sự cố hạt nhân ở nhà máy này trước khi báo cáo lên chính phủ Nhật Bản.

Theo các điều tra viên, sai lầm chủ chốt mà chính bản thân Nhật Bản cũng phải thừa nhận là chủ quan, coi nhẹ tầm nguy hiểm của trận sóng thần, không có kế hoạch phòng trừ khả năng sóng thần đánh tan bức tường chắn sóng của nhà máy.

Tường chắn sóng tại nhà máy Fukushima chỉ cao chưa đầy 6 mét trong khi cột sóng thần đánh vào nhà máy này cao tới 14 mét, gấp 2,5 lần bức tường chắn sóng. Cho dù trước đó, cơ quan dự báo khí tượng Nhật đã cảnh báo một trận sóng thần rất mạnh có nguy cơ xảy ra.

"Một số khu vực đã đánh giá quá thấp mối nguy hiểm của trận sóng thần", bản báo cáo sơ bộ dài 3 trang của IAEA cho biết. "Các kiến trúc sư và lãnh đạo nhà máy đáng lẽ phải xây bức tường chắn sóng cao hơn nữa và tăng cường bảo vệ chống lại mọi nguy hiểm của thiên tai".

Người dân Nhật Bản muốn dừng chương trình năng lượng hạt nhân.
Người dân Nhật Bản muốn dừng chương trình năng lượng hạt nhân.

Năm 2012, không còn lò phản ứng nào hoạt động

Bản báo cáo đầy đủ sẽ được đệ trình tại cuộc họp liên chính phủ tổ chức ở Vienna trong vài ngày tới. Bản báo cáo nhằm mục đích thúc đẩy an toàn năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới.

Trong bản báo cáo vừa được dự thảo trên, các điều tra viên dù nhận định Nhật Bản đánh giá thấp những hậu quả liên đới của cơn sóng thần đối với nhà máy Fukushima nhưng cũng thừa nhận, cách đối phó sau khi thảm họa hạt nhân xảy ra của Nhật Bản là "mẫu mực" và đúng đắn.

Hiện nay, chỉ có 19 trong số 54 lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản còn có thể hoạt động. Trong trường hợp xấu nhất, tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Nhật có thể buộc phải ngừng hoạt động vào giữa năm 2012 - các quan chức của IAEA cho hay. Việc này sẽ cắt giảm tới 30% sản lượng điện của đất nước mặt trời mọc.

Báo cáo của IAEA cũng cho rằng, các quan chức Nhật cần đưa ra một kế hoạch dài hơi nhằm tẩy rửa phóng xạ rò rỉ tại Fukushima để đưa hơn 80 nghìn người dân phải sơ tán trở về nhà của mình. 

                                                                     Theo LaoDong

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục