Chuyến ra biển đầu tiên của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc phải hoãn đến tận tháng 8 chứ không thể tiến hành vào đầu tháng 7 như dự kiến của Bắc Kinh, báo chí Hồng Kông hôm qua đưa tin.

 
Tàu Shi Lang được cho là chuẩn bị được hạ thuỷ.

Hôm qua, báo chí Trung Quốc gần như không đưa tin gì về hoạt động hạ thuỷ chiếc tàu san bay Varyag hay còn gọi là Shi Lang.

Trước đó, trong tháng 6, Trung Quốc đã công khai chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ, tàu Shi Lang nặng 67.500 tấn, chỉ ngắn hơn các tàu sân bay Nimitz của hải quân Mỹ vài mét. Trên thực tế, tàu sân bay của Trung Quốc không phải là tàu mới mà được dựng lại dựa trên con tàu Varyag do Ukraine chế tạo. Bắc Kinh đã mua lại vào năm 1998 khi con tàu này được hoàn thiện 70%.

Tờ Hong Kong Commercial Daily sau đó dẫn các nguồn tin quân sự, đề nghị không nêu tên, nói tàu sân bay này sẽ có chuyến chạy thử ra biển vào ngày 1/7, nhưng sẽ chưa chính thức được hạ thủy cho đến tháng 10.

Tuy nhiên, theo tờ China Times xuất bản bằng tiếng Anh tại Đài Loan ngày 2/7, tờ Hong Kong Commercial Daily vừa xác định là chuyến đi thử nghiệm của chiếc tàu sân bay Trung Quốc đầu tiên sẽ chỉ có thể được thực hiện sớm nhất là vào tháng 8 tới. “Nguyên nhân là do trục trặc về mặt kỹ thuật cơ khí”, báo viết.

Hong Kong Commercial Daily dẫn lời một quan chức quân sự Trung Quốc thừa nhận: “Vì đây là tàu sân bay đầu tiên của chúng tôi, do đó các trục trặc không phải là bất thường. Đó là lý do tại sao chúng tôi chưa bao giờ chính thức công bố lịch trình thử nghiệm con tàu”.

Cũng theo nguồn tin trên, Trung Quốc đang cố gắng để chiếc tàu thực hiện chuyến đi thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8, nhưng chưa thể xác định ngày giờ cụ thể, vì còn tùy thuộc nhiều yếu tố, bao gồm cả vấn đề thời tiết lẫn bối cảnh quốc tế.

Theo tờ China Times, một số nguồn tin từ Trung Quốc còn cho rằng việc truyền thông quốc tế đang chú mục vào chiếc tàu này, cũng như căng thẳng gần đây tại Biển Đông, có thể khiến giới lãnh đạo Trung Quốc trì hoãn việc hạ thủy con tàu.

Cuối tháng trước, tờ Hong Kong Commercial Daily nói vụ thử được Trung Quốc xúc tiến vào đầu tháng 7 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông trong những tuần gần đây. Quân đội Trung Quốc hy vọng động thái này “sẽ chứng tỏ sức mạnh của Hải quân Trung Quốc để răn đe các nước khác”.

Tin cho biết thời điểm ấn định tiến hành vụ thử cũng để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 90 ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng lưu ý rằng những nhân tố như thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tiến hành.

Mặc dù đã được dự đoán từ lâu, song việc Trung Quốc chính thức công bố tàu này đã phá vỡ sự cân bằng chiến lược ở Biển Đông và khu vực địa-chiến lược Thái Bình Dương. Nhưng giới chuyên gia phương Tây nói tàu sân bay này chủ yếu được sử dụng trong huấn luyện vì việc điều hành nó đòi hỏi kinh nghiệm mà phải cần thời gian mới có thể tích lũy được.

                                                                                       Theo Dantrri

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục