Giới học giả Trung Quốc cho rằng đã đến lúc nước này nên thay đổi chính sách ở châu Á để tránh mất thêm láng giềng và đối tác.

 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17.8 đã đến Bắc Kinh và gặp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du phục vụ cho mục đích chiến lược của Mỹ tại châu Á. Theo BBC, bên cạnh việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, chuyến đi của ông Biden còn nhằm làm sâu sắc hơn vai trò của Mỹ trong khu vực. Châu Á là nơi giới ngoại giao của Nhà Trắng từ Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell liên tục khẳng định rằng Mỹ có những lợi ích chiến lược lâu dài.

Trong lúc Mỹ ngày càng được lòng đồng minh và đối tác tại châu Á, Trung Quốc lại đối mặt với chỉ trích gia tăng vì những động thái gây lo ngại cho nhiều bên. Đến nỗi các học giả nước này cho rằng đã đến lúc Bắc Kinh đánh giá lại và cải thiện chính sách ở khu vực. Tờ Asia Times dẫn lời tiến sĩ Giản Quân Ba của Đại học Phục Đán nhận định, dù Trung Quốc luôn tuyên bố theo đuổi chính sách “láng giềng thân thiện”, kết quả thực tế lại hoàn toàn khác.

Thách thức mới nhất đến từ Nhật Bản. Hồi tuần trước, Chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano khẳng định, Tokyo sẽ triển khai ngay Lực lượng phòng vệ nếu nước khác xâm lấn quần đảo đang tranh chấp Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. “Nếu quần đảo này bị xâm phạm, Nhật Bản buộc phải sử dụng quyền tự phòng vệ và quét sạch kẻ xâm lấn bằng mọi giá”, Kyodo News dẫn lời ông Edano nói. Hàn Quốc cũng đang tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường phát triển hải quân, mới nhất là cho hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của nước này.

Ở Đông Nam Á, Philippines liên tiếp có những chỉ trích mạnh mẽ đối với các hành động của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển Đông. Ngay cả Singapore, nước không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, cũng đã tỏ thái độ. Asia Times dẫn lời cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu nói hồi đầu năm rằng, ông muốn Mỹ “có vai trò lớn ở châu Á hơn là Trung Quốc”. Ấn Độ tỏ ra dè chừng, còn Úc dù không thuộc châu Á cũng không giấu giếm chính sách nhanh chóng hiện đại hóa quân đội trước áp lực từ phía tây.

Theo tiến sĩ Giản Quân Ba, Trung Quốc cần phải có những biện pháp thực tế và rốt ráo để gìn giữ an ninh khu vực và bảo đảm hòa bình ở khu vực. Tuy nhiên, đây là điều rất khó xảy ra vì Trung Quốc đang tranh chấp với nhiều nước xung quanh từ biển Hoa Đông đến biển Đông.

 

                                                Theo ThanhNien

Các tin khác


Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Động đất có độ lớn 5,6 làm rung chuyển tỉnh Tokat của Thổ Nhĩ Kỳ

AFAD cho biết chấn tiêu của trận động đất được xác định nằm ở thị trấn Sulusaray thuộc tỉnh Tokat, cách thủ đô Ankara khoảng 450 km về phía Đông. Trong khi đó, kênh truyền hình tư nhân NTV đưa tin rung chấn cũng lan đến các tỉnh lân cận của Tokat.

Động đất rung chuyển phía Tây Nhật Bản, ít nhất 8 người bị thương

Chính phủ Nhật Bản cho biết một trận động đất có độ lớn 6,6 đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn ở phía Tây của nước này vào tối 17/4, song không đưa ra cảnh báo về sóng thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục