Người dân Trung Quốc lại tiếp tục kéo nhau đi đấu tranh do bức xúc trước tình trạng các nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng, chỉ hai ngày sau vụ ở Đại Liên.

 

Hàng ngàn người dân đã bao vây cổng Nhà máy Long Sâm ngày 16-8 - Ảnh: Weipo

Người làng Nam Lĩnh bị đánh ngất nằm trên đường gần Nhà máy hóa chất Long Sâm - Ảnh: Weipo

Ngày 16-8, hàng ngàn người dân xã Nam Lĩnh, huyện Liên Hoa, tỉnh Giang Tây đã bao vây Nhà máy Long Sâm Hoa Sen, để yêu cầu chính quyền đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm này. Hai ngày trước đó, hàng ngàn người dân ở thành phố Đại Liên, Liêu Ninh cũng đã bao vây nhà máy và kéo đến trụ sở chính quyền để yêu cầu đóng cửa và di dời Nhà máy sản xuất paraxylene Phúc Giai.

Vụ việc ở xã Nam Lĩnh chỉ là phần nổi của những bất ổn ở Trung Quốc do những bức xúc của người dân liên quan đến ô nhiễm môi trường, tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo, quan liêu cửa quyền của quan chức địa phương đối với đời sống dân sinh và nạn tham nhũng. Tính từ tháng 6-2011 đến nay đã có gần 10 vụ bạo động quy tụ từ vài chục đến vài chục ngàn người.

Đại học Nam Khai (Thiên Tân) thống kê trong năm 2009, Trung Quốc có khoảng 90.000 cuộc bạo động lớn nhỏ do những mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan công quyền, song một số chuyên gia cho rằng con số thực tế còn lớn hơn nhiều.

Đụng độ lớn

Ở Đại Liên, người dân đã buộc được chính quyền có văn bản cam kết di dời Nhà máy hóa chất Phúc Giai. Còn tại Nam Lĩnh, cảnh sát đã can thiệp và ít nhất 10 người dân đã bị bắt. Chính quyền tuyên bố không có ai bị thương. Bất bình trước tuyên bố này, người dân đã khênh những người bị thương đến một đường cao tốc nằm gần nhà máy để tiếp tục phản đối. Cảnh sát xuất hiện và đụng độ lại xảy ra.

“Khoảng 100 cảnh sát được điều đến vào buổi trưa và bắt đi 10 người, có bảy người đã bị thương trong cuộc đụng độ, trong đó có cả một bé trai 12 tuổi” - một nhân chứng giấu tên cho biết.

Từ một nhà máy năng lượng ban đầu theo giấy phép kinh doanh, Công ty Long Sâm dần dần bí mật chuyển thành một nhà máy luyện kim vào năm 2009. Từ đó nhà máy đã xả nước thải và khí gas làm chết cây cối và các loài thủy sinh sống ở khu vực xung quanh.

Năm 2010, nhiều trẻ em xã Nam Lĩnh đã đột ngột ngã bệnh mà không rõ nguyên do. Khi người nhà đưa các trẻ này đến Bệnh viện huyện Liên Hoa thì đa số đều không được tiếp nhận mà không có lý do cụ thể. Người dân buộc phải đưa con em lên tỉnh để chữa trị. Có hai trẻ đã tử vong nhưng các bác sĩ vẫn không tìm ra được nguyên nhân. Từ đó, người dân Nam Lĩnh hoài nghi Nhà máy luyện kim Long Sâm chính là thủ phạm gây ra thảm cảnh này.

Trước thái độ tảng lờ của chính quyền, thậm chí lại còn có phần nghiêng về phía Nhà máy Long Sâm, tháng 3-2011 người dân Nam Lĩnh đã kéo đến phong tỏa một cửa hàng và hệ thống đường ống mà nhà máy này sử dụng để thải nước bẩn ra môi trường. Người dân cũng nhiều lần khiếu nại lên chính quyền nhưng chỉ nhận được sự im lặng. “Giọt nước tràn ly, chúng tôi phải đấu tranh để tự bảo vệ mạng sống của mình và yêu cầu nhà máy này ngừng hoạt động” - một người dân xã Nam Lĩnh bức xúc.

Người dân mất niềm tin

Đại diện chính quyền huyện Liên Hoa là ông Hà Trí Bân cho biết chính quyền địa phương đã có “ý định” xử lý và dọn sạch những đường ống dẫn nước thải của nhà máy này, song “bị người dân ngăn chặn”. “Hoạt động của công ty đã ngưng trong nhiều tháng qua và chúng tôi sẽ không cho tái sản xuất cho đến khi chúng tôi chắc chắn nó không gây ô nhiễm môi trường” - ông Hà nói.

Song, cũng như người dân Đại Liên, dân xã Nam Lĩnh không còn tin vào những hứa hẹn này nữa.

“Công ty không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, không chỉ gây ô nhiễm bằng chất thải mà tiếng ồn phát ra từ công ty cũng làm chúng tôi mệt mỏi. Hai năm nay, người dân Nam Lĩnh có đêm nào được ngủ yên. Năm nay, cá trong hồ nuôi đều chết trắng, nguồn nước lúc nào cũng đục nhờ. Chúng tôi chuyển qua nuôi thỏ thì thỏ cũng chết do ăn phải cỏ nhiễm độc, còn trồng lúa thì đến mạ cũng không sống nổi” - ông Lâm, một cư dân xã Nam Lĩnh, cho biết.

Giang Tây cũng chính là nơi cách đây gần ba tháng (26-5-2011) đã xảy ra vụ đánh bom liên tiếp vào khu nhà hành chính của chính quyền Phúc Châu vì những bất mãn với cách hành xử của chính quyền địa phương.

 

Theo TuoiTre

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục