Các nước thuộc khu vực Balkans như Bosnia và Serbia vừa cho biết, đợt lũ lụt vừa qua được đánh giá là tồi tệ nhất trong lịch sử khu vực đã gây ra những thiệt hại nặng nề ở các quốc gia này khiến hơn một triệu người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi cơn lũ.

 

Những cơn mưa lớn kỷ lục trong vòng 120 năm qua đã khiến những con đê bên bờ các dòng sông bị vỡ và gây ra hàng trăm vụ lở đất. Cho tới nay, tổng số người chết do lũ lụt trong toàn khu vực Balkans đã lên tới gần 50 người.

Tại Bosnia, nơi đã có hơn 100.000 người phải đi di tản, hàng nghìn tình nguyện viên đang phải vật lộn để gia cố các con đê dọc dòng sông Sava. Bosnia đã tuyên bố một ngày quốc tang để tưởng nhớ 24 nạn nhân bị thiệt mạng bởi lũ lụt trong khi các nhân viên y tế đã bắt đầu công việc tẩy trùng các khu vực mà lũ vừa rút để để ngăn chặn dịch bệnh lan tràn.

Bộ trưởng Ngoại giao Bosiniaw Zlatko Lagumdzija phát biểu tại một cuộc họp báo: “Hậu quả của lũ lụt thật khủng khiếp. Sự phá hoại của nó không kém gì sự phá hoại do chiến tranh gây ra”. Ông Lagumdzija nói rằng có hơn 100.000 ngôi nhà và các tòa nhà khác ở Bosnia không còn sử dụng được nữa và hơn một triệu người hiện đang cần được cung cấp nước sạch.

Còn tại Serbia, nước lũ từ sông Sava đã gây ra sự tàn phá chưa từng có tại khu vực tây bắc tiếp giáp với Bosnia và Croatia. Tại những khu vực này, sau khi nước lũ rút đi đã để lại nhiều ngôi nhà bị lật ngửa hoặc chìm trong bùn đất, cây cối đổ ngổn ngang và các ngôi làng vương vãi đầy xác gia súc đang phân hủy.

Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic cho biết mức độ thiệt hại do lũ lụt gây ra ở Serbia có thể lên tới hàng trăm triệu euro. Tổng thống nước này Tomislav Nikolic cũng đã kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Serbia cũng đã di tản hơn 30.000 người khỏi các khu vực bị tác động bởi nước lũ, trong đó bao gồm cả gần 13.600 người ở khu vực Obrenovac, một trong những thị trấn chịu tác động nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Serbia. Còn tại Bosnia, hơn 35.000 người đã được di tản bằng máy bay trực thăng, thuyền và xe tải.

Ngoài ra, các quan chức Bosnia cũng cảnh báo lũ lụt có thể làm nảy sinh một nguy cơ mới khi khoảng 120 nghìn quả mìn còn sót lại từ thời chiến tranh có thể bị lũ lụt làm lộ ra và trôi theo bùn, đất vào các khu dân cư.

 

                                                                             Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục