Công dân làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp  tại Sở Tư pháp.

Công dân làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.

(HBĐT) - Thực hiện Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai với các nhiệm vụ, lộ trình cụ thể. Đồng thời, chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và Cục Thi hành án dân sự tỉnh ký kết quy chế phối hợp liên ngành về cung cấp, tiếp nhận, tra cứu, xác minh, trao đổi thông tin LLTP ở tỉnh, đảm bảo thực hiện hai nhiệm vụ chính mà Luật đặt ra là: Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

 

Hơn 5 năm qua, Sở Tư pháp đã tiếp nhận 12.628 thông tin LLTP từ TAND tỉnh và 11 TAND cấp huyện; Cục Thi hành án dân sự tỉnh và 11 Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện, các cơ quan công an trong tỉnh, Trung tâm LLTP quốc gia và từ Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua phân loại, Sở Tư pháp đã chuyển 1.269 thông tin ban đầu đến cơ quan có thẩm quyền xử lý; sử dụng 8.401 thông tin để lập LLTP và cập nhật bổ sung thông tin vào các LLTP đã lập (gồm 2.784 LLTP điện tử và 2.784 LLTP giấy cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia).  

Song song với xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, Sở Tư pháp cũng làm tốt việc cấp phiếu LLTP theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Việc hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ ban đầu và trả kết quả được thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông”. Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ yêu cầu, phối hợp với Phòng PV 27- Công an tỉnh tra cứu, xác minh để cấp phiếu LLTP. Trong 5 năm, đã tiếp nhận hồ sơ và cấp 5.888 phiếu, đáp ứng yêu cầu của người dân khi bổ túc hồ sơ tham gia các giao dịch dân sự, lao động, hành chính.  

Cùng với kết quả đạt được, sau 5 năm triển khai thực hiện Luật LLTP cũng nảy sinh nhiều bất cập. Theo quy chế phối hợp liên ngành, định kỳ hàng quý, Sở Tư pháp đều thống kê thông tin LLTP đã tiếp nhận, gửi đến các cơ quan đã cung cấp thông tin trong tỉnh và Trung tâm LLTP quốc gia để đối chiếu nhưng không nhận được phản hồi từ phía các cơ quan cung cấp thông tin (trừ Trung tâm LLTP quốc gia). Thực tế, ngoài các thông tin được tiếp nhận thụ động, Sở Tư pháp không có số liệu đối chiếu, kiểm định xem các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin (theo luật định) đã cung cấp đầy đủ, chính xác toàn bộ số lượng thông tin LLTP đã phát sinh tại các đơn vị chưa? Hiện tại, Sở Tư pháp tồn đọng khá nhiều thông tin LLTP đã tiếp nhận nhưng chưa đầy đủ để lập LLTP như: Quyết định thi hành án hình sự, dân sự, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá nhưng không có bản án, trích lục bản án kèm theo hoặc có bản án, trích lục bản án nhưng không có quyết định thi hành án hình sự và các thông tin bổ sung, gây khó khăn cho việc lập LLTP, đưa vào cơ sở dữ liệu  để quản lý, khai thác.  

 Bên cạnh đó, một số quy định liên quan đến cung cấp thông tin, nội dung cung cấp thông tin quy định trong Luật LLTP, Luật Thi hành án dân sự và hướng dẫn của TAND tối cao không đồng nhất, gây khó khăn trong thực hiện ở cơ sở. Mặt khác, do Luật LLTP được thi hành từ ngày 1/7/2010 nên Sở Tư pháp, Trung tâm LLTP quốc gia chỉ tiếp nhận được các thông tin LLTP của đương sự từ ngày 1/7/2010 trở đi để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Toàn bộ thông tin phát sinh trước ngày 1/7/2010 do Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và công an cấp tỉnh quản lý. Do đó, Sở Tư pháp không thể có đầy đủ thông tin để tra cứu, cấp phiếu LLTP cho công dân khi có yêu cầu. Vì thế, quy trình cấp phiếu hiện tại và có thể trong nhiều năm tiếp theo vẫn là: Tiếp nhận hồ sơ, chuyển Công an tỉnh xác minh, tra cứu, nhận kết quả tra cứu, lập phiếu LLTP cấp cho công dân. Còn việc tiếp nhận thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP vẫn phải thực hiện và... để đó. Trong khi các cơ quan: TAND, Thi hành án dân sự đều không có biên chế chuyên trách thực hiện công tác lưu trữ, cung cấp thông tin LLTP; đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm làm công tác LLTP không được tập huấn nghiệp vụ về LLTP; các cơ quan cũng chưa được đầu tư hợp lý về cơ sở vật chất cho công tác cung cấp, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP dẫn đến hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu chưa đạt như mong muốn.  

Những bất cập này rất cần được các cơ quan chức năng của Trung ương xem xét, sớm trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ để các quy định của Luật LLTP phát huy tác dụng trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công dân, nâng cao hiệu lực quản lý, tổ chức thực hiện pháp luật ở địa phương.

 

                                                Mai Huệ (Sở Tư pháp)

 

Các tin khác


Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục