(HBĐT) - Năm 2017, các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Cao Phong tiếp nhận và giải quyết 27 vụ việc, hòa giải thành 19 vụ việc, đạt 70,3%. Hàng năm, các tổ hòa giải được kiện toàn, củng cố, tuy vậy, chất lượng hòa giải chưa đồng đều giữa các đơn vị, địa bàn trong huyện.

 


Đội tuyên truyền pháp luật xã Bắc Phong (Cao Phong) xây dựng tiểu phẩm "Bài học đáng nhớ” tuyên truyền về công tác hòa giải ở cơ sở.

Với mục đích giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Cao Phong tích cực tham gia hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ xảy ra trong gia đình, làng xóm. Được thành lập với thành viên là trưởng xóm, bí thư chi bộ, trưởng các ngành, đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng, toàn huyện hiện có 124 tổ hòa giải với 672 hòa giải viên.

Đồng chí Nguyễn Thị Nhung, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác hòa giải, nhìn chung các hòa giải viên đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tích cực tham gia hòa giải các vụ việc xảy ra ở cơ sở. Kết quả đạt được đã góp phần giữ gìn AN-TT, an toàn xã hội, giảm đơn, thư khiếu nại vượt cấp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động cũng còn những bất cập. Nhiều vụ việc các tổ hòa giải thực hiện nhưng không báo lại cán bộ tư pháp nên số liệu tổng hợp chưa phản ánh đúng số vụ việc được hòa giải ở cơ sở. Thành viên tổ hòa giải chủ yếu là kiêm nhiệm, làm việc bằng tinh thần tự nguyện là chính, kinh phí hoạt động khó khăn, không có nguồn chi ngân sách, số tiền chi trả cho các vụ việc hòa giải thành thấp nhưng để nhận được kinh phí hỗ trợ phải làm nhiều biên bản, giấy tờ... phần nào tác động đến hiệu quả hoạt động. Nơi nào tổ hòa giải tích cực thì phát huy được hiệu quả, nơi nào xao nhãng hiệu quả sẽ hạn chế.

Thị trấn Cao Phong có 10 tổ hòa giải với 62 hòa giải viên, mỗi tổ có từ 5 - 7 thành viên. Trong năm qua, thị trấn tiếp nhận 19 vụ việc, các tổ hòa giải đã hòa giải thành 6 vụ việc. Đồng chí Nguyễn Đức Thủy, cán bộ tư pháp - hộ tịch thị trấn cho biết: Đối với địa bàn thị trấn, các vụ việc, tranh chấp xảy ra ở khu dân cư ít, chỉ một số việc liên quan đến phân định mốc giới, xích mích về đất nông nghiệp, nhà ở được các tổ tiến hành hòa giải thành. Trong 19 vụ việc, chủ yếu là ly hôn, kiện tụng nợ nần, những việc này các đương sự thường gửi đơn trực tiếp đến tòa án mà không qua hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Đồng quan điểm, đồng chí Nguyễn Thị Minh Thoa, cán bộ tư pháp - hộ tịch xã Bắc Phong chia sẻ: Các vụ việc mâu thuẫn, xích mích trong cộng đồng dân cư đưa ra các tổ hòa giải cơ sở ở xã để giải quyết không nhiều. Trong năm qua, xã có 3 vụ liên quan đến đất đai được hòa giải thành. Nhiều vụ việc người dân không thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở mà lên thẳng tòa án yêu cầu giải quyết, nhất là những việc tranh chấp liên quan đến tiền bạc, vợ chồng ly hôn. Nhiều người lý giải rằng, không muốn mất nhiều thời gian, qua nhiều thủ tục mà muốn giải quyết vụ việc nhanh chóng nên trực tiếp gửi đơn đến tòa án. Mặt khác, nguồn kinh phí chi cho công tác hòa giải được trích từ nguồn chi chung cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong khi kinh phí thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật chưa đủ nên hầu như không có kinh phí cho hoạt động hòa giải. Các tổ hòa giải hoạt động dựa vào tinh thần trách nhiệm, tự nguyện, nhiệt tình của các thành viên dẫn đến chất lượng không đồng đều; có tổ hoạt động tốt, có tổ còn mang tính hình thức. Trình độ nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật của các hòa giải viên hạn chế. Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho các hòa giải viên chưa được thường xuyên. Hoạt động hòa giải ở cơ sở chủ yếu bằng kinh nghiệm của những người làm công tác hòa giải.

Đồng chí Nguyễn Thị Nhung, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết thêm: Để nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò của tổ hòa giải ở cơ sở cần sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, tạo điều kiện kinh phí hỗ trợ cho hoạt động. Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn về tổ chức, bố trí những người có kinh nghiệm, kiến thức pháp luật, nhiệt tình làm hòa giải viên. Khắc phục khó khăn về kinh phí, thời gian qua, phòng đã tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể như nông dân, phụ nữ, công an... tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho hội viên, thành viên đồng thời là tổ viên tổ hòa giải cơ sở. Trong tháng 4 này, phòng sẽ phối hợp với Hội LHPN huyện tổ chức 1 lớp tập huấn cho hội viên phụ nữ, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên, góp phần nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở.


                                                                       Hà Thu

 


Các tin khác


Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Công an tỉnh thực hiện lời di huấn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Người để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu, trong đó có bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948. Trong thư Người chỉ rõ: Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình phải: Cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải: Thân ái, giúp đỡ; đối với Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép; đối với công việc phải: Tận tụy; đối với địch phải: Cương quyết, khôn khéo.

Đấu tranh quyết liệt, phòng ngừa hiệu quả với tội phạm và tệ nạn xã hội

Với tinh thần đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với tội phạm ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, Công an tỉnh đã triển khai lực lượng tập trung đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm, giữ vững ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục