(HBĐT) - Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975 đã đạt tới đỉnh cao về sự chỉ đạo và vận dụng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Một trong những nội dung đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật quân sự, đó là sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy; phối hợp tác chiến của ba thứ quân, lấy đòn đánh của binh đoàn chủ lực làm trung tâm. 


Trước những thắng lợi của ta trong các chiến dịch Tây Nguyên, Trị - Thiên Huế và Đà Nẵng, nhận thấy sự thất bại và suy sụp nhanh chóng của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Bộ Chính trị, Quân ủy T.ư đã kịp thời chỉ đạo những binh đoàn chủ lực binh chủng hợp thành phát huy cao nhất khả năng tác chiến của lực lượng tác chiến chiến dịch "thần tốc” tiến công đánh chiếm các trung tâm quân sự, chính trị của địch, nhanh chóng tiến về giải phóng Sài Gòn – Gia Định.

Để thực hiện thành công việc giải phóng Sài Gòn – Gia Định (chiến dịch Hồ Chí Minh), về lực lượng chủ lực ta đã tập trung khoảng 250.000 quân với 15 sư đoàn, 14 trung đoàn bộ binh (được tổ chức thành 5 quân đoàn và tương đương) cùng với một khối lượng vũ khí, trang bị, phương tiện rất lớn như: Pháo binh 516 khẩu, tên lửa, cao xạ 550 khẩu, 320 xe tăng, thiết giáp và một khối lượng vật chất bảo đảm tới gần 60.000 tấn...

Chiến dịch diễn ra lúc 17 giờ ngày 26/4, liên tiếp trong hai ngày 27 và 28/4, các đòn tiến công quân sự đã đánh thiệt hại nặng: Sư đoàn 22, cắt đường 4 ở Tân An – Bến Lức; Sư đoàn 18 và Thiết đoàn 3 quân Việt Nam cộng hòa ở Trảng Bom – Biên Hòa; sư đoàn thủy quân lực chiến ở Long Bình và lữ dù 1 ở Bà Rịa.

Ngày 29/4, đòn quân sự đã chặn đánh và tiêu diệt các sư đoàn 22, 25, 5, 18, thủy quân lục chiến, các lữ dù, Lữ 3 kỵ binh ở tuyến ngoài của địch. Cùng ngày, các binh đoàn cơ giới hóa thọc sâu đã tiêu diệt sư đoàn biệt động quân mới thành lập, các liên đoàn bảo an của tuyến giữa phòng ngự vùng ven và nhanh chóng vào vùng sát thành phố như Vĩnh Lộc, Bà Hom, Bà Quẹo, Lái Thiêu, cầu Đồng Nai... Ngày 30/4, các đơn vị chủ lực tiếp tục đập tan các đơn vị còn lại của địch ở ngã tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả, Thủ Đức, cổng số 1 Bộ Tổng Tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, cầu Bình Phước, Bình Triệu, cầu Sài Gòn, Rạch Chiếc… Các binh đoàn thọc sâu nhanh chóng chiếm các mục tiêu chiến lược, bắt toàn bộ nội các của địch, buộc Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.


Các chiến sĩ Binh đoàn Hương Giang cầm cờ tiến thẳng vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 (Người cầm cờ là đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận).

Phối hợp chặt chẽ với các hướng tiến công của các binh đoàn chủ lực vào sào huyệt cuối cùng của địch, Quân khu 7, thành ủy, thành đội Sài Gòn - Gia Định đã đưa 1.700 cán bộ cơ sở xuống các xã, phường, quận, huyện nội thành và ngoại thành, thâm nhập các xí nghiệp, công sở, trường học, các đoàn thể xã hội, tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng sẵn sàng nổi dậy, tiếp lương thực, thực phẩm cho bộ đội khi các cánh chủ lực đánh vào nội đô. Thành ủy, thành đội cũng cử hàng trăm chiến sĩ biệt động, tự vệ thành ra ngoại ô dẫn đường cho các cánh quân tiến công vào mục tiêu then chốt như sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô và Nha cảnh sát đô thành… Các đoàn đặc công, các đội biệt động của Miền, Quân khu 7 và thành đội Sài Gòn hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang tại chỗ của thành phố lúc này có: 1 lữ đoàn, 8 trung đoàn, 5 tiểu đoàn và nhiều đại đội cùng với hơn 4.000 du kích có nhiệm vụ chủ động tổ chức tập kích các sân bay, bến cảng, kho tàng, trận địa hỏa lực, phát động nhân dân nổi dậy diệt các đồn, bốt nhỏ lẻ, mở rộng địa bàn đứng chân, đánh chiếm và giữ các đầu cầu. Các lực lượng tại chỗ đã đánh chiếm hơn 100 mục tiêu lớn nhỏ; chiếm 13 cầu, giữ 10 cầu bảo đảm cho binh đoàn chủ lực qua sông; chiếm giữ nhiều mục tiêu quan trọng… Khi 5 cánh quân của các binh đoàn chủ lực tiến công đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố, các lực lượng này đảm nhiệm việc dẫn đường và làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Sự phối hợp giữa tiến công quân sự với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân Sài Gòn – Gia Định đã lên tới cao trào với 107 điểm quần chúng nổi dậy (31 điểm ở ngoại thành và 76 điểm ở ngoại thành; trong đó, 32 điểm diễn ra trong ngày 29/4 và 75 điểm trong ngày 30/4).

Lực lượng quần chúng ở ngoại thành dựa vào áp lực đánh lướt qua của các binh đoàn chủ lực và sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tại chỗ đã xông vào phá hủy các đồn, bốt, làm công tác binh vận, chiếm nhiều trụ sở xã, ấp; chiếm trụ sở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức; thu các giấy tờ, hồ sơ hạ cờ của chính quyền Việt Nam cộng hòa, treo cờ giải phóng. Lực lượng vũ trang tại chỗ và quần chúng nhân dân đã chiếm nhiều cơ sở kinh tế, quân sự, chính trị cử đại diện chính quyền cách mạng, tham gia giải phóng các huyện ngoại thành.

Ở nội thành, khi các cánh quân chủ lực tiến vào thì quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ đã nổi dậy, đánh chiếm đồn, bốt, treo cờ, vận động – uy hiếp làm tan rã cảnh sát, dân vệ, chiếm trụ sở khóm, phường, cơ quan hành chính quận. Nhờ có sự nổi dậy của quần chúng và lực lượng vũ trang tại chỗ đến chiều ngày 30/4 ta đã cơ bản làm chủ và kiểm soát tất cả các huyện, quận, xã, phường của thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Như vậy, chiến dịch Hồ Chí Minh được tiến hành với các đòn tiến công quân sự mạnh mẽ của các binh đoàn chủ lực, đã tạo ra động lực và thời cơ để các lực lượng vũ trang địa phương hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nổi dậy của quần chúng nhân dân. Đồng thời, hoạt động rộng khắp của các lực lượng vũ trang địa phương và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân lại tạo ra thế và lực cho các binh đoàn chủ lực tác chiến. Hành động phối hợp tác chiến của các lực lượng vũ trang địa phương và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân đã có tác dụng rất to lớn hỗ trợ cho các đòn tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lực.

 

Theo Báo QĐND điện tử


Các tin khác


Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 27/4 đến 1/5). Đây sẽ là thời điểm người dân có nhu cầu đi thăm thân, tham quan, du lịch tăng cao, dẫn đến lượng người, phương tiện tham gia giao thông sẽ gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn trong suốt thời gian nghỉ lễ.

8 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Năm 2023, UBND huyện Lạc Thủy đã công nhận 8/10 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hiện, toàn huyện có 112 tổ hòa giải ở cơ sở và 706 hòa giải viên.

Phát hiện kho hàng đông lạnh chứa gần 1 tấn thực phẩm 'bẩn'

Đội cảnh sát kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phối hợp với Đội quản lý thị trường số 22 ra quyết định kiểm tra số hàng hóa tại kho địa chỉ số 489 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, phát hiện gần 1 tấn thực phẩm gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà đều là sản phẩm đông lạnh đóng túi, một số đã tẩm ướp sẵn để đưa đi tiêu thụ.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hoà Bình

Sáng 23/4, UBND thành phố Hoà Bình tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC" năm 2024.

Triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý II/2024

Sáng 24/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT quý I; triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Phòng ngừa tội phạm cướp, cướp giật cho các cơ sở kinh doanh vàng, bạc

Thời gian qua, tình hình tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản đã, đang có nhiều diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn ngày càng liều lĩnh, manh động. Nhằm thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Công an các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục