(HBĐT) - Trong đời binh nghiệp, đại tá Đinh Công Bằn, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Tân Lạc trải qua nhiều trận đánh khốc liệt. Trong đó ông nhớ nhất trận đánh ở bản Díc, huyện Pắc -Xoòng (Lào), trận đánh mà quân ta đã giành chiến thắng giòn giã dù địch đông gấp 3 lần…


Trận đánh đầu tiên đại tá Đinh Công Bằn tham gia là đánh vào trường sỹ quan Đồng Hến (Lào), tuy nhiên, trận đánh đó thất bại. Trận thứ hai là đánh đồn La Vang (Quảng Trị) vào năm 1964, quân ta đã giành thắng lợi. Sau đó, ông Bằn được điều động làm Chính trị viên phó Đại đội 13. Cũng trong năm này, khi Đại đội trưởng hy sinh trong 1 trận chống càn, ông Bằn được điều làm Đại đội trưởng. Đến năm 1968, đang hoạt động ở Quảng Trị, đơn vị ông Bằn nhận lệnh vào Thừa Thiên – Huế. Trong những ngày chiến đấu ở đây, ông bị thương ở đầu, ngực và phải dưỡng thương một thời gian. Sau khi bình phục, ông gia nhập Trung đoàn 8, giữ chức vụ Tham mưu Trưởng Tiểu đoàn 3, sau đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3.


Chiếc la bàn là kỷ vật trong những ngày chiến đấu khốc liệt đại tá Đinh Công Bằn còn lưu giữ.

 

Trong những trận đánh của mình, ông Bằn nhớ nhất là trận đánh ở bản Díc, huyện Pắc - Xoòng (Lào) diễn ra năm 1969. Khi quân ta giải phóng Pắc - Xoòng, Pắc Xế thì địch phản công chiếm lại bản Díc và đặt Sở Chỉ huy, trang bị 6 khẩu pháo 105mm. Đồng thời, bố trí 2 tiểu đoàn bộ binh ở Pắc Xế và Pắc Xoòng nhằm ngăn chặn đường hành quân của ta. Lúc này, Tiểu đoàn 3 nhận nhiệm vụ phải tiêu diệt Sở chỉ huy địch. Nhận lệnh buổi sáng, đến trưa, Tiểu đoàn trưởng Đinh Công Bằn cùng một số chiến sỹ đã vượt suối sang trinh sát. Theo đó, ông bố trí 2 đại đội chặn đường chi viện từ Pắc Xế và Pắc Xòng của địch. Đến 3 giờ sáng, khi 2 đại đội khác đã vào vị trí chiến đấu, ông Bằn lệnh cho bộ đội nổ súng tấn công. Trước tình thế bị bao vây, quân địch phải chi viện bằng trực thăng, đồng thời, điều động 2 đại đội ở Pắc Xế và Pắc - Xoòng lên chi viện. Thế nhưng quân ta đã phục kích sẵn. Quân địch nhảy dù xuống đều bị tiêu diệt. Hai đại đội của địch lên tiếp viện đều bị chặn đánh.

Sau chiến thắng này, Tiểu đoàn 3 nhận lệnh rút về để củng cố lực lượng, sau đó vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Đến năm 1973, ông Bằn được cử đi học tại Học viện Quốc phòng. Sau 2 năm, ông về công tác tại Quân đoàn 1. Tại đây, ông làm công tác giảng dạy, đào tạo 2 lớp cán bộ Tiểu đoàn, 1 lớp cán bộ Đại đội để cung cấp cán bộ chỉ huy cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Đến năm 1976, ông được điều về làm Sư đoàn phó - Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô. Từ năm 1984 - 1991, ông là Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Tân Lạc.

Với những đóng góp của mình, đại tá Đinh Công Bằn đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương. Về nghỉ hưu nhưng để "tiếp lửa” cho thế hệ trẻ, đại tá vẫn dành thời gian nói chuyện với học sinh về tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của cha anh, về những hy sinh, gian khổ để có được nền độc lập, tự do. "Ngày xưa ăn môn thục (một loại cây giống cây môn) để đi chiến đấu và vẫn chiến thắng địch. Ngày nay, đất nước hòa bình, đổi mới, thế hệ trẻ cần phải tu dưỡng, nỗ lực học tập để tiếp bước cha anh, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”, đại tá Đinh Công Bằn gửi gắm.

 

Viết Đào


Các tin khác


Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm

Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.

Khởi tố Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Huyện Lạc Thủy: Chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Những năm qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được huyện Lạc Thủy chủ động triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Công an huyện Cao Phong: Nắm chắc địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự

Những năm qua, với vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Công an huyện Cao Phong luôn chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Công an huyện Kim Bôi xử lý nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Đêm 13/4, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an huyện Kim Bôi trong quá trình tuần tra kiểm soát phát hiện một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm cầm theo hung khí nguy hiểm (dao phóng lợn) đi theo tuyến đường 12B từ xã Tú Sơn đến thị trấn Bo (Kim Bôi) gây hoang mang cho người đi đường và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân - gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục