(HBĐT) - Ngày 3/2/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 20/3/2020), thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số điểm mới của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP.


Một là, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tại  khoản 1, Điều 4 Nghị định: "Kể từ ngày quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, nếu những người này vẫn cố tình sử dụng những giấy tờ quy định tại Điều 11 để chứng minh quốc tịch Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2, Điều 6 của Nghị định”.

Trong các văn bản pháp luật về quốc tịch trước đây, do không có quy định này, nên nhiều trường hợp mặc dù đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn sử dụng hộ chiếu, chứng minh nhân dân… để chứng minh tư cách công dân Việt Nam trong các giao dịch. Vì vậy, đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người có liên quan. 

Hai là, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP khẳng định lại nguyên tắc 1 quốc tịch Việt Nam theo Điều 4 của Luật Quốc tịch, tạo cách hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật đối với người có quốc tịch Việt Nam, đồng thời có quốc tịch nước ngoài.

Điều 4 của Luật Quốc tịch Việt Nam quy định về nguyên tắc quốc tịch Việt Nam như sau: "Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. 

Kể từ ngày 20/3/2020 (ngày Nghị định số 16/2020/NĐ-CP có hiệu lực), trên tất cả các loại giấy tờ, sổ sách có mục ghi "quốc tịch” do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, chỉ được ghi "quốc tịch Việt Nam”, tuyệt đối không ghi thêm quốc tịch nước ngoài của người đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Ba là, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch.

Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đều không có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch, do đó, không có cơ sở pháp lý để xử lý khi phát sinh trên thực tế. Vì vậy, tại Điều 6, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm, gồm các hành vi: Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch. Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam. Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)

Các tin khác


Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tai nạn giảm cả ba tiêu chí

Tình hình trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo tốt, năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024.

Chung tay giúp đỡ người tái hoà nhập cộng đồng

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) trên địa bàn tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân. Tỷ lệ người CHXAPT tái phạm tội, vi phạm pháp luật thấp. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định.

Dịp nghỉ lễ, tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến đường giao thông trong tỉnh được bảo đảm an toàn, thông suốt. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo TTATGT. Nhờ vậy không để xảy ra các sự việc đột xuất, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình TTATGT trên tuyến quản lý.

Công an huyện Lương Sơn làm rõ 9 thanh thiếu niên mang hung khí vào Hòa Bình đánh nhau

Công an huyện Lương Sơn cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát tại quốc lộ 21A đoạn qua UBND xã Thanh Cao, tổ công tác Công an huyện phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển 5 xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, cầm theo một số thanh kim loại khoảng 2m (dạng phóng lợn) có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng. Nhóm này điều khiển xe từ ngã tư Chợ Bến đi chợ Đồi Sim.

Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục