Ngày 11-5, TAND tỉnh Hòa Bình đưa 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 ra xét xử sơ thẩm về các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ. Dự kiến phiên tòa diễn ra trong một tuần.
Bị cáo Nguyễn Quang Vinh và Diệp Thị Hồng Liên - Ảnh: Bộ Công an
14 bị cáo gồm: Nguyễn Quang Vinh (trưởng phòng khảo thí, phó trưởng ban chấm thi), Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy), Khương Ngọc Chất (cựu trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình), Phùng Văn Thụ (cựu trưởng phòng giáo dục thường xuyên), Diệp Thị Hồng Liên (cựu phó phòng khảo thí), Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên phòng khảo thí), Nguyễn Đức Hoàng (cựu thanh tra viên phòng thanh tra), Nguyễn Tân Hưng (cựu cán bộ phòng khảo thí), Quách Thanh Phúc (50 tuổi, cựu hiệu phó Trường THPT 19-5), Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) và 4 cựu giáo viên Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà và Đào Ngọc Thuật bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015
Đỗ Mạnh Tuấn là bị cáo duy nhất bị xét xử thêm tội nhận hối lộ theo điều 354.
Bị cáo Hồ Chúc (cựu giáo viên Trường THPT Thanh Hà, huyện Lạc Thủy) bị xét xử tội đưa hối lộ theo điều 364.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, chủ mưu trong vụ án là bị cáo Nguyễn Quang Vinh. Tháng 5-2018, ông Vinh chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn can thiệp nâng điểm bài thi cho một số thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Sau đó, ông Vinh đề xuất Đỗ Mạnh Tuấn là thành viên tổ chấm bài thi trắc nghiệm và bố trí tổ này làm việc sát phòng chứa, chấm bài thi.
Để thực hiện kế hoạch, Nguyễn Quang Vinh và Đỗ Mạnh Tuấn thống nhất sửa, nâng điểm trực tiếp trên bài thi của các thí sinh trước khi quét file ảnh gửi về Bộ Giáo dục và đào tạo.
Ông Vinh có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng, còn Đỗ Mạnh Tuấn trực tiếp can thiệp nâng điểm và lôi kéo Nguyễn Khắc Tuấn cùng tham gia.
Cơ quan an ninh điều tra khám xét phòng làm việc của các bị can tại Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình - Ảnh: THÂN HOÀNG
Trong các buổi tối từ 30-6 đến 3-7-2018, khi Bộ Giáo dục đào tạo công bố đáp án các môn thi trắc nghiệm, Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn tiến hành sửa điểm.
Hai cán bộ giáo dục dùng dao rọc mép gấp niêm phong túi đựng bài, sau đó lấy bài của thí sinh đối chiếu với đáp án của bộ, tẩy đáp án sai và dùng bút chì tô lại đáp án đúng.
Cáo trạng xác định có 145 bài thi trắc nghiệm của 58 thí sinh được nâng từ 0,2-9,25 điểm cho một môn.
Đặc biệt, Nguyễn Khắc Tuấn còn xin ý kiến của ông Vinh để nâng 13,35 điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Ngày 28-6-2018, Đỗ Mạnh Tuấn đã tập hợp danh sách thí sinh cần nâng điểm môn ngữ văn để chuyển cho ông Vinh và cuối cùng đưa đến tay Diệp Thị Hồng Liên.
Do có bàn bạc nên khi nhận được danh sách, bà Liên đối chiếu thông tin mã phách, mã túi đựng bài thi theo tiến độ chấm thi của từng tổ chấm thi tự luận môn ngữ văn rồi chuyển thông tin cho những người khác sửa điểm.
Khi chấm thi, các tổ trưởng đọc mã phách, điểm yêu cầu để các giám khảo chấm bài thi cho thí sinh theo đúng điểm yêu cầu. Kết quả chấm thẩm định xác định có 22 bài thi môn ngữ văn được chấm nâng từ 1,25-4,5 điểm.
Về hành vi đưa, nhận hối lộ, tháng 3-2018, Hồ Chúc đồng ý giúp đỡ cho hai thí sinh là con của người thân. Sau khi có kết quả điểm thi, ngày 12-7-2018 ông Chúc đưa 300 triệu đồng cảm ơn Đỗ Mạnh Tuấn.
Theo Báo Tuổi Trẻ
(HBĐT) - Từ đầu tháng 3/2020, Công an huyện Kim Bôi tổ chức điều động 54 cán bộ, chiến sỹ (CBCS) đảm nhiệm các chức danh Công an xã tại 17/17 xã, thị trấn. Tuy mới thực hiện được 2 tháng, nhưng việc điều động, bố trí lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ở địa phương.
(HBĐT) - Ngày 7/5, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Tiển (SN 1979), trú tại xóm Lành Anh, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) bị truy tố về tội "Giết người”.
Sau hai ngày xét xử, sáng 7/5, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt bị cáo Lê Thị Tường Vân (sinh năm 1978, trú tại phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, Gia Lai) 13 năm tù giam vì tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài bảo kê, băng nhóm Loan "Cá" còn hoạt động cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê và ghi số đề tại khu vực Khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai – nơi trú chân của Công ty ChangShin VN với khoảng 36.000 công nhân.
Ngày 6/5, nhiều nội dung về tình tiết vụ án đã được đại diện Tòa án, Viện Kiểm sát, điều tra viên tranh luận, phân tích, dẫn chứng tại phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội "Giết người" và "Cướp tài sản" liên quan đến án mạng 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
(HBĐT)- Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020 - 2021" do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức.