(HBĐT) - Bằng hình thức xây dựng điểm tuyên truyền, điểm gặp gỡ, giao lưu giữa các gia đình, đoàn thể ở cơ sở... đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đưa kiến thức pháp luật đến người dân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thời gian qua.
Các thành viên trong gia đình ông Bàn Văn Thân (ngoài cùng bên phải), xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) tham gia học tập các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, mua bán người.
Đồng chí Bàn Thị Quý, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Vầy Nưa là xã vùng lòng hồ sông Đà. Toàn xã có 688 hộ, 2.784 nhân khẩu, đồng bào dân tộc Dao chiếm 50%. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Do vậy, có nơi, có lúc, tình trạng người dân vi phạm pháp luật còn diễn ra. Năm 2018 xảy ra 2 vụ việc cố ý gây thương tích, 2 vụ hiếp dâm (1 vụ hiếp dâm trẻ em), 1 vụ trộm cắp tài sản. Năm 2019 xảy ra 1 vụ giết người, 2 vụ cố ý gây thương tích, 2 vụ trộm cắp tài sản. 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã xảy ra 1 vụ cố ý gây thương tích.
Trước thực tế đó, tháng 9/2019, xã Vầy Nưa được Công an tỉnh triển khai mô hình "Xã điểm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, tội phạm mua bán người”. Theo Thiếu tá Xa Quang Thực, Trưởng Công an xã Vầy Nưa, sau khi khi mô hình được thành lập và ra mắt, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND, Ban Chỉ đạo 09 xã, Ban chỉ đạo thực hiện mô hình đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ công tác, để tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng thôn, xóm, khu dân cư. Từ tháng 9/2019 - 5/2020, 8 tổ công tác đã tổ chức được 30 đợt tuyên truyền cho trên 2.500 lượt người tham gia. Qua công tác tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của người dân trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội trong phòng, chống tội phạm.
Đặc biệt, với cách làm mới, sáng tạo như tổ chức tuyên truyền theo từng nhóm, hệ, loại đối tượng cụ thể; xây dựng các điểm tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng thôn, xóm, cơ quan, trường học như: điểm gặp gỡ, giao lưu với gia đình, đoàn thể ở cơ sở trong phòng ngừa trẻ em làm trái pháp luật, xâm hại trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình ở xóm Trà Ang, Lau Bai, Tham, Săng Bờ; điểm tuyên truyền về công tác đăng ký, quản lý cư trú ở xóm Dướng, Vầy Ang, Mó Nẻ...
"Với việc đổi mới phương pháp, cách làm sáng tạo đó, nên tính đến nay, đã có trên 98% người dân từ 14 tuổi trở lên được tuyên truyền và tham gia học tập, nắm bắt các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, mua bán người” - Thiếu tá Xa Quang Thực cho biết thêm. Đáng nói, trong đó, nhiều gia đình có 100% thành viên tham gia học tập như các hộ: Bùi Minh Luân (xóm Tham), Đinh Mạnh Thích (xóm Vầy Ang), Bàn Văn Thân (xóm Dướng)...
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên tiếp tục củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả các câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật”, "Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm và bạo lực học đường”; Hội LHPN với câu lạc bộ "Cha mẹ nuôi dạy con tốt” nhằm tạo môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, các tổ công tác của xã thường xuyên phối hợp với Ban giám hiệu các nhà trường tổ chức buổi học ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ. Thông qua đó lồng ghép tuyên truyền, phổ biến những nội dung liên quan đến chính sách về trẻ em, các biểu hiện xâm hại trẻ em, cách phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em cho 100% thầy, cô giáo và gần 600 học sinh trên địa bàn xã.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Thung Nai (Cao Phong) là xã vùng lòng hồ Hòa Bình. Với việc tiếp giáp nhiều xã bạn như: Bình Thanh, Bắc Phong (Cao Phong), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc), có cảng đường sông và quản lý vùng lòng hồ rộng, Thung Nai là một trong những địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ANTT. Tuy nhiên, bằng công tác phối hợp giữa các xã vùng giáp ranh, tạo thành cụm an ninh giáp ranh khu vực lòng hồ, tình hình ANTT - ATXH được giữ vững.
(HBĐT) - "Tôi đã sai rồi!”. Từ phía sau song sắt nhà giam, "giáo sư” Nguyễn Văn Nghiêm (SN 1963), trú tại tổ 18, phường Phương Lâm (TP Hòa Binh) đã phải thừa nhận việc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước” được quy định tại khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự là hành vi phạm tội như một lời sám hối muộn màng.
(HBĐT) - 4. Người đồng tính được bố trí buồng giam riêng
(HBĐT) - Vào hồi 17h ngày 10/6, qua công tác nắm tình hình và tin báo của quần chúng Nhân dân tại khu vực suối Đắp Đó, xóm Vó Khang, xã Kim Bôi (Kim Bôi), thuộc diện tích đất của Công ty CP ĐTTM và du lịch Thác Mặt Trời đang diễn ra hoạt động khai thác cát trái phép, UBND xã Kim Bôi đã phối hợp cùng tổ công tác của Công an huyện tổ chức kiểm tra, phát hiện 1 điểm khai thác cát trái phép trên địa bàn.
Theo các luật sư, vụ việc bé sơ sinh bị bỏ rơi ở hố ga dưới trời nắng nóng 40 độ tại Hà Nội không chỉ tàn nhẫn, vô cảm, khiến dư luận xã hội hết sức bất bình mà còn có dấu hiệu tội phạm.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) huyện Tân Lạc chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.