Từng là địa bàn nhức nhối với vấn nạn bạo lực gia đình, nhưng đến nay vấn nạn này hầu như đã được xóa bỏ ở xã Hợp Tiến (Kim Bôi). Có được sự chuyển biến tích cực này là do người dân địa phương được tuyên truyền, tiếp cận đầy đủ các chính sách, pháp luật để thay đổi từ nhận thức đến hành vi...


Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở và dân quân xã Hợp Tiến (Kim Bôi) thường xuyên phối hợp làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Theo đồng chí Bùi Văn Ngoại, công chức tư pháp - hộ tịch xã Hợp Tiến, xã có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đời sống nhân dân vẫn nhiều khó khăn, còn tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu. Trước đây, tình trạng bạo lực gia đình nghiêm trọng đến mức trở thành một vấn nạn ở địa phương. Nhiều xóm dù đã đưa vào hương ước, quy ước những quy định nghiêm cấm hành vi bạo lực gia đình, nêu rõ mức độ xử phạt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi uống rượu say vẫn có hành vi bạo lực cả về thể xác, tinh thần với chính vợ, con mình. Thậm chí, nhiều trường hợp cứ có rượu là đánh, chửi vợ, con. Điều này xuất phát từ trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận người dân hạn chế. Nhiều người vẫn cho rằng đây là chuyện riêng, việc gia đình của họ nên trong suy nghĩ họ có quyền được đánh, chửi để "dạy bảo” vợ con.

Xuất phát từ thực tế trên và để giải quyết tình trạng này, thời gian qua, xã Hợp Tiến đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Trong đó, các ngành, đoàn thể, thôn, xóm chủ động phối hợp các cơ quan chức năng như Công an xã, Công an huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Làm cho người dân hiểu việc xúc phạm vợ con cũng là hành vi vi phạm pháp luật, đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Từ đó từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân. "Đến nay, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn xã cơ bản được giải quyết triệt để. Trong mấy năm trở lại đây, Công an xã không phải giải quyết trường hợp vi phạm nào liên quan đến bạo lực gia đình”, đồng chí Bùi Văn Hoàng, Trưởng Công an xã Hợp Tiến chia sẻ.

Không riêng xã Hợp Tiến mà ở nhiều địa phương trong toàn huyện Kim Bôi, thời gian qua đã phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ là tuyên truyền viên pháp luật (TTVPL) trong việc đưa kiến thức pháp luật đến với người dân, nhất là đồng bào DTTS, từ đó góp phần thay đổi tư duy, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Theo đồng chí Phạm Văn Kha, Trưởng phòng Tư pháp huyện Kim Bôi: Toàn huyện có 140 TTVPL cấp xã; 159 tổ hòa giải với 1.160 hòa giải viên. Đội ngũ này hầu hết là người địa phương nên hiểu, nắm rõ phong tục tập quán, điều kiện sinh sống và biết nói tiếng nói của đồng bào DTTS nên khi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) người dân dễ dàng tiếp cận, vì thế chất lượng tuyên truyền cũng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 62/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện đề án "Nâng cao năng lực cho đội ngũ TTVPL thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, UBND huyện Kim Bôi đã ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về việc triển khai thực hiện đề án trên địa bàn huyện. Theo đó, mục tiêu đến hết năm 2030, số lượng báo cáo viên, TTVPL tại vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện được đào tạo, bồi dưỡng tăng thêm ít nhất 50% so với năm 2024. Tiếp tục kiện toàn, bổ sung mới đội ngũ báo cáo viên, TTVPL; bảo đảm tăng thêm ít nhất 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tham gia làm báo cáo viên, TTVPL so với năm 2024. Đến hết năm 2030, mỗi thôn, xóm có ít nhất 2 TTVPL là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS. Bảo đảm 100% báo cáo viên, TTVPL tại vùng đồng bào DTTS và miền núi được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn. Từ đó nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trên địa bàn huyện, đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn đời sống, góp phần xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật cho người dân.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Trăn trở từ những vụ án hủy hoại rừng

Thời gian qua, ở nhiều địa phương trong tỉnh, tình trạng xâm phạm, hủy hoại rừng và đất rừng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, ghi nhận nhiều vụ việc phá rừng, hủy hoại đất rừng nghiêm trọng.

Công an thành phố Hòa Bình: Xử lý nghiêm vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Mới đây, chúng tôi được cùng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an TP Hòa Bình tuần tra lưu động và xử lý vi phạm trên địa bàn thành phố.

Gia tăng số vụ thanh thiếu niên dùng hung khí đánh nhau

Thời gian qua, các vụ việc gây rối trật tự công cộng do các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập mang theo hung khí đuổi đánh nhau, đang có chiều hướng gia tăng.

Toạ đàm “Công tác phối hợp tổ chức phiên tòa số hóa hồ sơ vụ án và công bố tài liệu, chứng cứ bằng dữ liệu điện tử tại phiên tòa hình sự”

Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh vừa phối hợp với Công an tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến đến 10 điểm cầu Viện KSND các huyện, thành phố về "Công tác phối hợp tổ chức phiên tòa số hóa hồ sơ vụ án và công bố tài liệu, chứng cứ bằng dữ liệu điện tử tại phiên tòa hình sự". 

Tạm giữ hàng chục phương tiện máy móc phục vụ khai thác đất trái phép tại huyện Lương Sơn

Ngày 31/10, thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và môi trường, Công an tỉnh cho biết, đơn vị vừa tiến hành kiểm tra, bắt quả tang nhóm người đang có hành vi sử dụng máy xúc, xe ô tô để thực hiện khai thác, vận chuyển đất trái phép tại đồi Rộc 9, thôn Xuân Dương, xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn.

Khai khống khối lượng thanh toán 6 gói thầu, 4 cán bộ phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Yên Thủy lĩnh 96 tháng tù

Ngày 30/10, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Đặng Văn Thành (SN 1967), Nguyễn Anh Sơn (SN 1979), Nguyễn Đức Tuấn (SN 1989), Hoàng Tiến Sơn (SN 1974), Bùi Công Định (SN 1987), Phạm Văn Tha (SN 1972) cùng trú tại thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356, Bộ luật Hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục