Bà Giáp Thị Sông Hương, chủ Mái ấm Hoa Hồng bị khởi tố, bắt giam về tội "Hành hạ người khác”.


Công an lấy lời khai với bà Hương. (Ảnh: CA)

Ngày 3/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam bà Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, trú đường số 20, phường 6, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng về tội "Hành hạ người khác".

Cùng tội danh trên, Công an TP Hồ Chí Minh cũng khởi tố Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ Quận 12, bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) nhưng cho tại ngoại.

Theo điều tra, quá trình chăm sóc các bé hàng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bà Hương và bà Nhanh có hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh tất cả 30 cháu bé tại phòng 102. Những hành vi này được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bảo mẫu Nhanh thường sử dụng lược, chổi, tay, chân và thậm chí cả muỗng múc canh để đe dọa, đánh các cháu, thậm chí còn dùng dầu gió cho vào miệng một số trẻ.

Còn Giáp Thị Sông Hương Hương, với vai trò chủ cơ sở, không chỉ chứng kiến mà còn trực tiếp tham gia hành hạ trẻ. Đối tượng sử dụng bìa carton, lược, khay nhựa, chổi để đánh, đồng thời có hành vi nắm áo, kéo lê, xách và ôm ném các cháu trong lúc tắm hoặc ngủ. Tất cả các hành động này đều được camera tại cơ sở ghi lại.

Ngoài ra, bà Hương còn vi phạm quy định về tuyển dụng, khi sử dụng bảo mẫu chưa có chứng chỉ hành nghề, không phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến việc nuôi giữ trẻ và không đảm bảo số lượng bảo mẫu chăm sóc trẻ theo quy định.

Đáng chú ý, trước khi được cấp phép hoạt động, chủ Mái ấm Hoa Hồng đã được bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc trẻ, bao gồm cả các quy định không được đe dọa hoặc đánh đập trẻ em. Tuy nhiên, bà Hương vẫn vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Công an TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh hành vi đe dọa, đánh đập các cháu nhỏ trong mái ấm được lặp lại nhiều lần là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng và trái pháp luật, không chỉ gây tổn thương đến thể chất mà còn để lại hậu quả tâm lý lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

Trước đó, ngày 6/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam 2 bảo mẫu Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (SN 1978, quê Đồng Nai), Diệp Ngọc Tuyền (SN 1977, quê Đồng Nai) tại Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12) về tội "Hành hạ người khác" theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Mái ấm Hoa Hồng là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí do Giáp Thị Sông Hương làm chủ. Cơ sở chuyên trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ sở, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang với quy mô chăm sóc không quá 39 trẻ.

Sau khi Công an quận 12 nhận được tin báo về sự việc "Hành hạ người khác" xảy ra tại mái ấm Hoa Hồng, Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công an Quận 12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị, ban, ngành liên quan khẩn trương xác minh, điều tra xử lý.

Công an Quận 12 đã phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra trực tiếp tại cơ sở. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận cơ sở này đang nuôi dưỡng 86 trẻ em (vượt quá số lượng được cấp phép 47 trẻ).

Tiếp đó, Công an quận 12 phối hợp đưa 32 trẻ vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em Tam Bình (TP Thủ Đức), 36 trẻ vào Làng Thiếu niên Thủ Đức (TP Thủ Đức), 15 trẻ vào Làng trẻ em Gò Vấp, 2 trẻ được gia đình tiếp nhận và 01 trẻ đang điều trị bệnh tại bệnh viện.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Vì cuộc sống bình yên của nhân dân

Trong những năm qua, tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Thành quả này phải kể đến sự đóng góp của lực lượng Công an tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, mưu trí, sáng tạo, vận dụng sắc bén các biện pháp nghiệp vụ, kiềm chế sự gia tăng các loại tội phạm. Qua đó tạo môi trường thuận lợi, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Bộ Công an và Bộ Xây dựng vào cuộc

Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 3 người chết, 2 người mất tích tại Thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei (Kon Tum), ngày 1/1, lực lượng của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã đến hiện trường vào cuộc tham gia hỗ trợ điều tra.

Các trường hợp không được dừng xe, đỗ xe từ 1/1/2025

Khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng, đỗ…

Quy định về việc sử dụng còi từ 1/1/2025

Theo Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông và báo hiệu chuẩn bị vượt xe.

Mức phạt tiền với một số vi phạm phổ biến của xe máy từ 1/1/2025

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tăng nặng mức xử phạt từ vài lần đến vài chục lần với nhiều lỗi vi phạm giao thông so với quy định hiện hành. Đặc biệt, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn.

Mức phạt tiền với người lái xe máy có nồng độ cồn từ 1/1/2025

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tăng nặng mức xử phạt từ vài lần đến vài chục lần với nhiều lỗi vi phạm giao thông so với quy định hiện hành. Đặc biệt, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục