Dù đã có quy định rõ ràng trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về việc hoàn trả lại các khoản phí cho người lao động nếu sau 6 tháng không đưa được lao động đi, nhưng hàng loạt doanh nghiệp đã lách luật bằng chiêu tạo nguồn lao động xuất khẩu, để tuyển dụng, thu tiền và giữ tiền của lao động. Đây là một trong những thủ đoạn chiếm dụng vốn cần được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Trên 220 tỷ đồng là khoản dư nợ cho vay XKLĐ khó có khả năng thu hồi (gồm các khoản nợ xấu, các khoản nợ vay mà doanh nghiệp chiếm dụng của người lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phải thu hồi, nhưng chưa thu hồi được). Nguyên nhân của tình trạng trên được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, do hoạt động XKLĐ luôn chứa đựng rủi ro: khủng hoảng kinh tế, người lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập; người lao động bị tai nạn lao động, chết, ốm không đủ sức khỏe lao động; chất lượng lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài không đáp ứng yêu cầu công việc phải về nước trước hạn, thu nhập thấp, tự bỏ việc, không chuyển thu nhập về nước; người lao động có khả năng tài chính, nhưng chây ỳ trả nợ…

Điều đáng lưu ý là có một số trường hợp thu hồi nợ khó, vì người lao động bị thiệt hại do doanh nghiệp không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cũng chưa trả lại tiền cho người lao động, như Công ty INCOMEX và Hantech tại tỉnh Hải Dương; Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Quảng Ninh; Công ty cổ phần Thương mại sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Tranxeco); Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế Việt chi nhánh Thanh Hóa; Công ty Vina MOTOR ở Hải Phòng.

Nhiều người lao động phải kéo đến Cục Quản lý lao động ngoài nước nhờ can thiệp.

Theo tổng hợp từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện tượng chiếm dụng vốn vay của người lao động không phải là chuyện cá biệt, không ít doanh nghiệp có biểu hiện chiếm dụng kiểu này. Chiếu đúng quy trình, người lao động khi được tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ làm các thủ tục vay vốn ngân hàng để trả các khoản phí trước khi xuất cảnh, tiền giải ngân sẽ được chuyển thẳng về cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã nhận được tiền trong nhiều năm, không đưa được lao động đi, cũng không trả tiền để người lao động trả nợ ngân hàng.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, có những doanh nghiệp chiếm dụng vốn của người lao động từ năm 2006 đến 2008, như Công ty Incomex đã nhận 313 triệu đồng của 17 lao động tại các huyện Chí Linh, Tứ Kỳ, Ninh Giang (Hải Dương) và hiện tại vẫn đang nợ người lao động; Công ty Hantech nhận 20 triệu đồng của 1 lao động tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương từ tháng 11 năm 2006 đến nay chưa trảã…

Đó là những số liệu ngân hàng dễ dàng thống kê qua số dư nợ cho vay. Trong thực tế, nhiều lao động đang bị chiếm dụng vốn hàng năm trời và rất khó khăn mới lấy lại được các khoản tiền đã nộp. Như trường hợp của 8 lao động ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh sau 3 năm đăng ký đi sang Cộng hoà Czech làm việc qua Công ty XKLĐ OSC Hải Phòng chi nhánh Hà Nội đã phải tìm đến các cơ quan báo chí lên tiếng về số tiền gần 10.000 USD họ đã nộp, nhưng không đi được cũng không được trả lại. Trung bình mỗi lao động đã nộp cho chi nhánh OSC HP tại Hà Nội từ 1.000 đến 3.500 USD. Hành trình đi đòi tiền của 8 lao động khá mệt mỏi. Họ đã có không dưới 20 lần đi lại, đến gõ cửa các cơ quan chức năng, và mới đây mới được Công ty thoả thuận trả lại một nửa số tiền đã nộp.

Trong thực tế, Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã quy định, người lao động nộp tiền cho doanh nghiệp XKLĐ, trong vòng 6 tháng không xuất cảnh được, doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn trả tiền cho người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định này, sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đến 40 triệu đồng và có thể bị đình chỉ giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, các vụ việc chỉ được phát giác khi người lao động tìm đến các cơ quan chức năng sau nhiều lần đi lại, chờ đợi, đấu tranh không đòi lại được tiền. Việc kiểm soát hoạt động thu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này của các cơ quan chức năng cũng gặp không ít khó khăn, khi các hoá đơn, chứng từ nhận tiền của người lao động thường được doanh nghiệp kê thấp hơn rất nhiều số tiền thực tế mà lao động đã nộp. Hoặc người lao động khi đăng ký đi XKLĐ buộc phải điền vào mẫu đơn tình nguyện nộp tiền và chờ đợi.

Cho tới nay, số doanh nghiệp vi phạm như công bố của Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn chưa bị xử lý. Và hậu quả là người lao động đã trót nộp tiền, thì phải gánh một khoản nợ mà chưa biết đến khi nào trả được. Chế tài xử phạt đã có trong luật, nhưng việc thực thi và kiểm soát các doanh nghiệp thực hiện đúng, tạo lòng tin đối với người lao động, để thúc đẩy hoạt động XKLĐ mang lại nguồn lợi thực sự cho đất nước thì chưa làm được, rất cần có sự vào cuộc thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước từ khâu tạo nguồn của doanh nghiệp

                                                                              Theo Báo CAND

Các tin khác


Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xã An Bình đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xác định xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Thời gian qua, xã An Bình, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục