Cơ quan công tố xác định Hạnh mang toàn bộ tài sản đi buôn bán vàng “ảo” nhưng bị thua lỗ hết nên vờ đặt mua 132 cây vàng rồi tự tử để khỏi trả tiền. Tuy nhiên tại phiên xét xử “quý bà” này liên tục kêu oan.

 

Ngày 10/1, sau thời gian xét xử căng thẳng và nghị án kéo dài, TAND TP HCM cho rằng, một số tình tiết của vụ án chưa sáng tỏ nên quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

"Quý bà" sàn vàng tại tòa. Ảnh: Vũ Mai.

Theo cáo trạng, sau nhiều lần qua lại làm ăn có lãi, Hạnh quen với chị Nguyễn Thị Thu Dung - chủ tiệm vàng Kim Mai. Ngày 26/3/2009, biết tiệm vàng này có hình thức mua bán vàng “ảo”, Hạnh đề nghị được tham gia chơi với số tiền ký quỹ 127 lượng vàng. Thấy bà này tỏ vẻ giàu có, chủ tiệm đồng ý và đưa một biên nhận cho Hạnh. Đây là toàn bộ tài sản "quý bà" Hạnh thu gom được của gia đình.

Tuy nhiên, sau nhiều lần giao dịch, Hạnh chỉ lãi được gần 50 triệu đồng còn phần lớn là thua lỗ. Đến cuối tháng 5/2009, Hạnh nghỉ không mua bán vàng “ảo”, chốt quỹ của mình còn lại gần 12.000 USD rồi sai người quen đến lấy về. Do lúc này Hạnh đang đưa mẹ ra Huế chữa bệnh nên không trả lại giấy biên nhận ký quỹ 127 cây vàng trước đây cho chị Dung.

Đầu tháng 6/2009, quá buồn rầu vì thua hết tài sản của gia đình, Hạnh đã viết một lá thư tạ lỗi với mẹ với nội dung: “Khi má nhận được thư này thì con đã chết rồi, con thật bất hiếu. Trong lúc ba vừa mất xong, má bị tai biến, anh thì tâm thần, vậy mà con lấy hết tiền bạc của má và anh chị em đem đi mua bán vàng SJC để thua lỗ quá nhiều. Vì vậy con không muốn sống để hại gia đình mình, con thành thật xin lỗi má và gia đình. Con biết rằng dù chết đi con cũng không rửa hết tội…”.

Ngày 9/6/2009, Hạnh đề nghị được tiếp tục chơi và ký quỹ bằng 11.000 USD nhưng lại thua. Còn lại hơn 160 triệu đồng, người đàn bà này đến lấy về nhưng cũng chưa trả lại tờ biên nhận cũ.

Trưa 11/6/2009, Hạnh muốn chiếm đoạt vàng của chị Dung nên gọi đến tiệm đặt mua 132 cây vàng SJC và yêu cầu giao hàng tại ngân hàng Sacombank (quận 3) để bà này rút tiền trả luôn tại đó. Do tin tưởng vào đối tác, chị Dung điều hai nhân viên của mình mang vàng đến.

Tại đây, Hạnh yêu cầu nhận vàng trước rồi sẽ rút tiền thanh toán. Sau khi đếm đủ 132 lượng vàng, Hạnh đưa luôn cho Nguyễn Hưng Trí (cháu ruột) mang đi. Chờ quá lâu mà khách hàng vẫn chưa trả tiền, nhân viên tiệm vàng liền hỏi nhưng bà này yêu cầu phải đợi. Một lúc sau, Hạnh bỏ vào nhà vệ sinh rồi đi ra nằm vật xuống ghế.

Chiều muộn mà thấy "quý bà" kia có biểu hiện lạ, nhân viên ngân hàng liền ra hỏi thăm. Nghe Hạnh nói đang chờ nhận tiền gửi từ Khánh Hòa vào, nữ nhân viên liền kiểm tra nhưng không có bất cứ ai gửi tiền đến. Cùng lúc, Hạnh ngất xỉu.

Tá hỏa, nhân viên của chị Dung liền gọi điện về thông báo cho bà chủ rồi tức tốc đưa Hạnh đi cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ xác định Hạnh đã uống thuốc ngủ và thủy ngân để tự tử.

Ngày 17/6/2009, em ruột Hạnh mang 100 cây vàng SJC đến công an quận 3 giao nộp và cho biết Nguyễn Hưng Trí đã mang số vàng trên giao cho gia đình vào tối hôm xảy ra việc Hạnh tự sát.

Tại cơ quan điều tra, ban đầu Hạnh khai do làm ăn thua lỗ nên đã bày trò để chiếm đoạt 132 lượng vàng của chị Dung. Nhưng sau đó người đàn bà này đã thay đổi lời khai và cho rằng đó là 127 cây vàng mình đã gửi Dung vào ngày 26/3/2009, có giấy biên nhận. Hôm ở ngân hàng Sacombank, Dung đã cho người mang số vàng đó đến trả cho mình.

Tại tòa, Hạnh một mực khẳng định mình không hề tự tử mà chỉ “ngất xỉu” suốt từ tháng 6 đến tháng 8/2009 mới tỉnh. Bị cáo cho rằng chưa bao giờ tham gia buôn bán vàng “ảo” với chị Dung mà chỉ gửi chị này 127 cây vàng để lấy lãi. Biên nhận chị Dung ký nhận số vàng trên vẫn còn nằm trong hồ sơ vụ án, nếu có chuyện bị cáo thua hết vàng sao chị Dung không lấy lại tờ biên nhận? Chị Dung bảo lúc đó bị cáo đang đưa mẹ ra Huế trị bệnh nên chưa đòi được nhưng sau đó chính Hạnh đến lấy nốt 160 triệu đồng còn lại mà chủ tiệm vẫn không đòi. Ngoài ra, bị cáo còn cho rằng quá trình điều tra đã bị “ép cung”, biên bản lấy lời khai ban đầu chỉ có dấu lăn tay mà không có chữ ký của mình trong khi có trình độ đại học…

 

                                                                               Theo VnExpress

 

 

Các tin khác


Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xã An Bình đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xác định xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Thời gian qua, xã An Bình, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiếp bước Điện Biên, tiến lên giành “3 nhất”

Trung tá Bùi Mạnh Quyền, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục