Phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Văn Tuấn vì tội giết người, cướp tài sản thu hút sự quan tâm, theo dõi cũa gần 8.000 người dân các xã vùng nam huyện Kim Bôi.

Phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Văn Tuấn vì tội giết người, cướp tài sản thu hút sự quan tâm, theo dõi cũa gần 8.000 người dân các xã vùng nam huyện Kim Bôi.

(HBĐT) - Cuối tháng 5, trời mùa hè nắng như thiêu đốt nhưng khoảng gần 8.000 người dân đến từ các xã vùng nam huyện Kim Bôi vẫn kiên nhẫn nán lại chật kín sân vận động xã Nam Thượng (Kim Bôi) để theo dõi phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Văn Tuấn (trú tại tỉnh Hưng Yên) - kẻ đã giết người dã man, cướp tài sản rồi giấu xác xuống ruộng lúa ở thôn Bôi Cả (xã Nam Thượng).

 

Bản án tử hình được tuyên đối với bị cáo Tuấn đã nhận được sự đồng tình của những người chứng kiến phiên xét xử. Cái ác đã phải đền tội, pháp luật được thực thi nghiêm minh và chắc chắn đây là bài học răn đe sâu sắc trong cộng đồng.

 

Phải gần 1 giờ đồng hồ sau khi phiên xử kết thúc, người dân mới ra về hết. Lúc này, chúng tôi mới có thể tiếp cận được với đồng chí Nguyễn Văn Cử - Chánh án Toà Hình sự (TAND tỉnh ) - chủ tọa phiên tòa và được chia sẻ: Lãnh đạo TAND tỉnh xác định đây là một vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Việc đưa vụ án về xét xử lưu động tại nơi diễn ra án mạng là cần thiết và chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Lực lượng công an đã làm tốt nhiệm vụ đảm bảo ANTT, người dân có ý thức tự giác chấp hành các quy định nên phiên toà đã diễn ra an toàn, đúng trình tự, đúng pháp luật. Phần thẩm vấn xét hỏi, tranh tụng, tuyên án diễn ra công khai, kỹ lưỡng, có sự phân tích chi tiết cụ thể giúp người dân dễ hiểu về các tình tiết của vụ việc, các điều, luật được áp dụng.

 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết đây chỉ là một trong số nhiều phiên toà xét xử lưu động thu hút sự quan tâm tham dự của đông đảo nhân dân. Trước phiên toà xét xử Nguyễn Văn Tuấn, TAND tỉnh đã mở phiên toà xét xử lưu động bị cáo Đinh Công Hà (trú tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc) vì tội ác tày trời là đổ xăng lên người mẹ rồi châm lửa đốt. Mặc dù phiên toà diễn ra tại Nhà văn hoá trung tâm huyện nhưng có đông bà con người dân tộc thiểu số từ các xã vùng cao của Đà Bắc như: Đồng Nghê, Giáp Đắt, Tiền Phong, Vầy Nưa đến tham dự phiên toà. Tại phiên toà, bị hại cũng chính là người mẹ tội nghiệp với thương tật vĩnh viễn 61% đã run rẩy xin cho đứa con bất hiếu không phải đi tù để ở nhà nuôi mẹ. Nhưng với tội ác đã gây ra, bị cáo Hà cần được nghiêm trị theo các quy định của pháp luật để làm gương. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hà 15 năm tù giam vì phạm tội giết người theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự: “Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”. Phiên toà kết thúc vẫn còn nhiều người dân nán lại xôn xao bàn tán. Nhiều người trong số đó đã thốt lên rằng, cứ nghĩ đây là chuyện trong nhà, đóng cửa bảo nhau, bị hại không kiện cáo gì nên không phải đi tù, có ngờ đâu vẫn bị xử nghiêm như thế! Mức án 15 năm tù đối với bị cáo Hà là hoàn toàn phù hợp với tội ác mà hắn đã gây ra. Điều quan trọng hơn, qua chứng kiến phiên toà xét xử vụ án đặc biệt này, nhân dân đã hiểu ra được nhiều điều và hiểu về các quy định của pháp luật một cách đúng đắn, cụ thể, gần gũi, chân thực nhất. Từ đó, mỗi người dân sẽ tự ý thức điều chỉnh hành vi phù hợp để không vi phạm pháp luật.

 

Trao đổi về công tác xét xử lưu động, đồng chí Bùi Thành Lê, Chánh án TAND tỉnh khẳng định: Xác định rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xét xử lưu động nên đây luôn là hoạt động được ngành Toà án tỉnh chú trọng tổ chức triển khai thực hiện. Từ đầu năm 2012 đến nay, toàn ngành đã đưa ra xét xử lưu động hơn 90 vụ án các loại tại địa điểm nơi xảy ra vụ án, trong đó, chủ yếu là các vụ án hình sự. Các phiên toà xét xử lưu động đều được chuẩn bị kỹ về hình thức và nội dung. Đặc biệt, ngoài việc xét xử đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; HĐXX còn chủ động dành thời gian tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Các phiên tòa xét xử lưu động đều thu hút được đông đảo nhân dân tham gia theo dõi và đồng tình ủng hộ.

 

Đối với các phiên toà xét xử lưu động, ngoài việc phân công các thẩm phán có kinh nghiệm, có bản lĩnh và kỹ năng xét xử tốt, lãnh đạo các Toà án bao giờ cũng yêu cầu chủ toạ phải nghiên cứu hồ sơ thật kỹ. Đồng thời, đặt ra các tình huống có thể xảy ra để chủ động xử lý, tránh rơi vào thế bị động tại phiên toà. Đặc biệt, phải tuân thủ các quy định của Luật Tố tụng, đảm bảo việc tranh tụng công khai thể hiện tính dân chủ, văn minh. Kết quả xét xử là các bản án và các phán quyết phải đảm bảo hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật, thể hiện tính nghiêm minh, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

 

Thực tiễn cho thấy, hoạt động xét xử lưu động trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân giúp cho bị cáo, đương sự, người tham dự phiên toà có nhận thức, hiểu biết rõ ràng, sâu sắc, cụ thể hơn các quy định của pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, định hướng dư luận xã hội và có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng - chống tội phạm.

 

 

                                                                             Dương Liễu

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục