Người Phần Lan luôn nói rằng: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”.

Người Phần Lan luôn nói rằng: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”.

“Hãy học hỏi Phần Lan, quốc gia có nhiều trường tốt nhất và nền giáo dục ở đó có nhiều điểm khác biệt với Mỹ”, Howard Gardner, chuyên gia giáo dục của Harvard từng khuyên người Mỹ.

 

Theo lời khuyên của Gardner, William Doyle, người giành được học bổng Fulbright khóa 2015-2016 và là giảng viên về truyền thông giáo dục tại Đại học Đông Phần Lan, đã đăng ký học cho con trai 7 tuổi vào trường tiểu học Joesuu. Và ông Doyle đã không phải thất vọng. Chỉ mới 5 tháng, gia đình ông đã được trải nghiệm hệ thống giáo dục "tuyệt vời và không áp lực".

Một buổi tối, ông Doyle hỏi con trai về những gì cậu bé đã làm vào giờ thể chất hôm đó và nhận được câu trả lời: “Chúng con được đưa vào rừng với một tấm bản đồ và la bàn. Chúng con phải tìm đường ra”.

Từ lâu, Phần Lan đã được biết đến là quốc gia phương Tây giành được điểm cao nhất trong các cuộc thi toàn cầu. Ngoài ra, Phần Lan còn đứng vị trí thứ nhất trong các bảng xếp hạng toàn cầu, ví dụ là nước có tỷ lệ biết chữ nhiều nhất. 

Ở Phần Lan, trẻ em không được học chính thức cho đến khi 7 tuổi. Cho đến lúc đó, nhiều trẻ em được gửi vào lớp chăm sóc ban ngày và học qua các trò chơi, bài hát và trò chuyện. Hầu hết trẻ em đi bộ hoặc đạp xe đến trường cho dù còn rất nhỏ tuổi. Thời gian học ở lớp ít và dường như không có bài tập về nhà.

Các trường ở Mỹ đang cắt giảm giờ nghỉ của trẻ. Trái ngược với Mỹ, cứ mỗi một tiếng, học sinh Phần Lan luôn có 15 phút chơi tự do ngoài trời. Không khí trong lành, thiên nhiên và hoạt động thể chất thường xuyên được coi là năng lượng cho việc học. Theo châm ngôn Phần Lan: “Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không đủ”.

Phần Lan không lãng phí thời gian và tiền bạc vào các bài kiểm tra tiêu chuẩn dày đặc nhưng không đem lại kết quả. Thay vào đó, trẻ em được đánh giá mỗi ngày qua quan sát trực tiếp, đăng ký và các câu đố. Trong lớp, trẻ được vui chơi, cười đùa và mơ mộng cả ngày. Người Phần Lan luôn nói: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”.

Không khí lớp học luôn là ấm áp, an toàn, tôn trọng và hỗ trợ. Không có một bài học được viết trước hay những yêu cầu chuẩn mực như đi trên một đường thẳng hay ngồi thẳng lưng. Một sinh viên kiêm giáo viên Trung Quốc học ở Phần Lan đã làm ông Doyle ngạc nhiên: “Trong trường học Trung Quốc, bạn sẽ cảm thấy như đang ở trong quân đội. Còn ở đây, bạn cảm thấy mình là một phần của một gia đình tuyệt vời”. 

Ở Phần Lan, giáo viên là những chuyên gia đáng tin cậy và được ngưỡng mộ nhất sau bác sĩ. Họ phải có bằng thạc sĩ về giáo dục và chuyên môn trong nghiên cứu và giảng dạy. “Nhiệm vụ của người lớn là bảo vệ trẻ em khỏi các chính trị gia. Chúng ta phải có trách nhiệm đúng đắn và yêu cầu những nhà kinh doanh tránh xa khỏi môi trường giáo dục”, một chuyên gia giáo dục Phần Lan về trẻ nhỏ đã trao đổi với ông Doyle. 

Các trường học ở Phần Lan được đầu tư và trang bị kỹ lưỡng: các giáo viên có trình độ, uy tín cao, và chuyên nghiệp; quy mô lớp học vừa phải; giáo trình phong phú và chính xác; hoạt động thể chất thường xuyên; rất ít hoặc không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn không đem lại kết quả; không có thời gian và năng lượng bị lãng phí hay độc hại. Học sinh được đánh giá hàng ngày từ giáo viên; không khí lớp học an toàn, hợp tác, ấm áp và tôn trọng dành cho trẻ.

Vào một ngày cuối tháng 11/2015, ông Doyle nghe thấy một tiếng động mạnh bên ngoài cửa sổ văn phòng giảng viên và gần khu vui chơi ngoài trời. Ông đã ra đó để tìm hiểu.

Sân chơi tràn ngập trẻ em. Chúng đang thưởng thức những bông tuyết đầu tiên của mùa đông. Người phụ trách giờ giải lao, một giáo viên đặc biệt, trong bộ áo khoác bảo hộ màu vàng hỏi ông: “Ông nghe thấy chứ?”. Và rồi cô tự hào trả lời: “Đó là âm thanh của hạnh phúc”.

 

                                                                   Theo Vnexpess

 

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục