(HBĐT) - Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, giàu truyền thống cách mạng của huyện Lạc Sơn. Ngày ấy, như bao địa phương khác, vùng Mường Lọt phải đối mặt với tình cảnh thiếu đói, chạy ăn từng bữa. Gia đình tôi đông con, cuộc sống càng khó khăn bộn bề. Từ truyền thống quê hương và cuộc sống nghèo khó chính là động lực thôi thúc tôi học chữ với mong ước được thoát ly giúp ích cho địa phương, cho cách mạng.

 

  Thiếu tướng Bùi Đức Sòn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh ủng hộ quỹ “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ” trường THPT Lạc Sơn. 

Học hết cấp II, tôi theo học tại trường cấp III Lạc Sơn cách nhà khoảng 10 km. Để đến trường học, tôi dậy từ tờ mờ sáng, lấy đuốc dẫn đường, từ đỉnh núi Trường Sơn, tôi xuôi dốc Ngheo, qua núi Quèn Khổ, qua sông Bưởi…

 

Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, để đảm bảo cho việc dạy học, trường sơ tán vào đồi Lim, xóm Trào, xã Liên Vũ. Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhà tranh, vách đất, thầy, trò chúng tôi vừa học tập, vừa tham gia công tác xã hội, phục vụ chiến đấu. Quá trình học tập, tôi được các thầy, cô giáo tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, giúp tôi định hướng tương lai, nuôi dưỡng ý chí để trở thành người có ích cho xã hội. Những kỷ niệm một thời gian khó là hành trang giúp tôi vững vàng hơn trên đường đời nhiều chông gai, thách thức.

 

Từ mái trường Lạc Sơn, tôi sớm giác ngộ cách mạng, hun đúc thêm động lực để tiếp bước trên con đường đã chọn. Khi đứng trong hàng ngũ lực lượng công an nhân dân, tôi nỗ lực cố gắng cho cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Thấm nhuần lời dạy của thầy, cô, tôi dần trưởng thành trong công tác, được phân công giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành công an nhân dân. Khi trở thành thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình, tôi luôn nhớ đến công ơn nuôi dạy, ươm mầm của thầy, cô giáo từ thuở nhỏ. Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, tôi luôn một lòng hướng về ngôi trường THPT Lạc Sơn, cái nôi đào tạo giúp tôi trưởng thành. Với cương vị là UVTV Tỉnh ủy, phụ trách huyện Lạc Sơn, tôi luôn cố gắng đóng góp một phần công sức của mình xây dựng huyện Lạc Sơn nói chung và trường THPT Lạc Sơn nói riêng có những điều kiện tốt nhất để nâng tầm sự nghiệp GD&ĐT của địa phương.

 

Mỗi khi trở lại trường THPT Lạc Sơn, tôi vui mừng, phấn khởi khi chứng kiến nhà trường ngày một trưởng thành, lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” của địa phương. Với bề dày truyền thống dạy và học, ngôi trường thực sự là cái nôi đào tạo hàng đầu trong hệ thống giáo dục của tỉnh. Các thế hệ học sinh nhà trường tiếp nối truyền thống, ngày một trưởng thành, được phân công giữ các cương vị quan trọng trong hệ thống chính trị, tổ chức xã hội, trở thành những công dân tốt. Thành công ấy là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của tập thể nhà trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên tâm huyết, tận tâm với việc “đưa đò”, góp phần cùng ngành giáo dục thực hiện thật tốt sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo con người có chất lượng cao cho tỉnh và đất nước.

 

Tự hào với truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, tôi luôn tin tưởng và hy vọng rằng nhà trường sẽ không ngừng phấn đấu đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người”, tô thắm truyền thống vẻ vang của nhà trường, góp phần xây dựng đất nước và quê hương Hòa Bình ngày một văn minh, giàu đẹp hơn.

 

                                               

                                        Thiếu tướng Bùi Đức Sòn

           Nguyên UVTV Tỉnh ủy, Nguyên Giám đốc Công an tỉnh

                                      Học sinh khóa 1971 - 1974

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục