(HBĐT) - Trước năm 2010, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Mai Châu mới đạt 8,4%. Nhiệm kỳ 2010 – 2015 mục tiêu đề ra là toàn huyện phải có trên 22% trường đạt chuẩn, thực tế đã có 27% trường đạt chuẩn. Con số này hiện nay là 18/60 trường (tương đương 30%). Kết quả này đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân huyện Mai Châu. Tuy nhiên, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của huyện vẫn thấp hơn so với toàn tỉnh (gần 40%).

 

Trường THCS Mai Hạ (Mai Châu) có 2 khối lớp 6 và lớp 7 học theo mô hình trường học kiểu mới nên nhà trường băn khoăn về việc đánh giá chất lượng khi xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

 

Theo lộ trình, trường THCS Mai Hạ (xã Mai Hạ) phấn đấu xây dựng đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2016 – 2017. Hiện nay, nhà trường đang hoàn thiện cơ sở vật chất và hồ sơ để chuẩn bị cho việc thẩm định, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2017. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Trần Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có 5 lớp với 139 học sinh, trong đó, khối lớp 6, 7 đang học theo chương trình VNEN, còn khối 8,9 học theo chương trình truyền thống. Hiện nay, nhà trường tiếp tục hoàn thiện về cơ sở vật chất do các phòng học bộ môn như tiếng Anh, tin học… đã có đủ nhưng thiếu trang thiết bị. Chúng tôi đã có văn bản gửi đến UBND xã, các bậc phụ huynh và nhân dân trên địa bàn kêu gọi sự quyên góp, hỗ trợ, ủng hộ để tiếp tục hoàn thiện về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, nhà trường đang thực hiện cùng lúc 2 chương trình giảng dạy. Việc đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới có nhiều khác biệt so với chương trình truyền thống. Do đó, chúng tôi băn khoăn về tiêu chí chất lượng khi thẩm định trường đạt chuẩn quốc gia.

 

Thiếu thốn về cơ sở vật chất, khó khăn trong huy động nguồn lực xã hội hóa, loay hoay do thực hiện mô hình trường học kiểu mới và chưa có tiêu chí đánh giá trường chuẩn quốc gia đối với trường liên cấp. Đó là những khó khăn cơ bản đang đặt ra trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tại huyện Mai Châu.

 

Theo số liệu thống kê của phòng GD&ĐT, mỗi năm, huyện xây dựng  khoảng 2 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, số trường chuẩn chủ yếu tập trung ở thị trấn và các xã có điều kiện thuận lợi. Có đến 8/10 xã vùng 135 như Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn… và một số xã vùng 1, vùng 2 như Bao La, Tân Sơn, Piềng Vế chưa có trường nào đạt chuẩn quốc gia. Đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT cho biết: Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia tại các xã có điều kiện kinh tế khó khăn gặp  nhiều trở ngại, từ thiếu cơ sở vật chất cho đến chất lượng không đảm bảo. Tuy nhiên, thời gian qua, huyện đã cố gắng xây dựng  một số trường vùng 135 đạt chuẩn quốc gia như THCS Noong Luông, tiểu học Nà Mèo; dự kiến sẽ có thêm tiểu học Xăm Khòe, tiểu học Vạn Mai. Địa phương phấn đấu đến năm 2020 xây dựng một số trường vùng khó khăn như: mầm non Cun Pheo, mầm non Piềng Vế, tiểu học Piềng Vế đạt chuẩn quốc gia.

 

Một vấn đề phát sinh khác cũng đặt ra nhiều khó khăn cho huyện Mai Châu trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đó là các trường sau sáp nhập. Đến nay, huyện đã sáp nhập được 20 trường. Hiện có một số trường trong đề án sẽ sáp nhập trong năm 2016 - 2017 như tiểu học Xăm Khòe, tiểu học Vạn Mai… nhưng các trường này đều trong lộ trình sắp đạt chuẩn. Nhà trường cũng như phòng GD&ĐT rất băn khoăn về việc sau sáp nhập, các trường liên cấp sẽ được đánh giá, xếp loại theo tiêu chí nào? Dự kiến đến năm 2020, huyện sẽ sáp nhập thêm từ 8 – 10 trường. Do đó, việc ban hành những tiêu chí cụ thể để đánh giá trường liên cấp đạt chuẩn quốc gia là việc làm rất cần thiết, không chỉ với riêng Mai Châu mà còn với toàn tỉnh. Có như vậy phong trào thi đua xây dựng trường chuẩn quốc gia mới thực sự đảm bảo sự đồng bộ, thúc đẩy chất lượng dạy và học.

 

 

                                                                        Dương Liễu

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục