(HBĐT) - Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Mai Hịch (Mai Châu) còn gọi là Mường Hịch với bốn bề là rừng rậm, chỉ có vài chục nóc nhà nằm rải rác, cuộc sống vô vùng khó khăn. Việc học hành còn nhọc nhằn hơn nhiều.
Tranh thủ giờ nghỉ trưa các em nhỏ xóm Hịch 1 trao đổi bài vở.
Ông Hà Văn Tiến, năm nay 77 tuổi kể: “Ngày xưa điều kiện được học ở đây rất khó. Chỉ là người biết nhiều chữ dạy người biết ít chữ. Như tôi được coi là học cao nhất cũng chỉ tới lớp 5. Sau học bổ túc rồi được phân công đi học về công tác tại xã”. Ngày đó, ở các bản, làng, thôn, xóm của Mai Hịch cũng như ở huyện Mai Châu đã xây dựng nếp sinh hoạt “Tiếng kẻng học đêm”. Sau giờ ăn tối, các trưởng xóm, già làng đánh kẻng báo hiệu giờ học của con trẻ. Tất cả mọi sinh hoạt của người lớn đều phải nhường cho con em. Các gia đình có trẻ nhắc nhở con em vào bàn học. Dù làm bất cứ việc gì cũng không được gây tiếng ồn cho con trẻ học bài. Nhiều năm nay, tiếng kẻng được thay bằng tiếng trống ở các xã, bản. Với thị trấn dùng loa phát thanh thông báo. Sau giờ trống, thanh niên trong xóm thành lập 1 đội đi kiểm tra các hộ. Cháu nào ngồi vào bàn học mà vẫn chơi, chống đối được nhắc nhở trên loa hoặc trong các buổi sinh hoạt của xóm. Như vậy từ nhân dân tạo thành thói quen dạy dỗ con em mình.
Ông Tiến có 6 người con (2 trai, 4 gái) hiểu được tầm quan trọng của cái chữ nên ông bà đều cho các con ăn học đến nơi, đến chốn. Người con trai cả Hà Văn âm đang công tác tại xã. Các con cháu đều học lên cao, nếu tính cả cháu dâu hiện nay gia đình ông có 4-5 người có trình độ đại học, cao đẳng… Với những người không có điều kiện học hành, đi làm ông động viện con cháu học có tri thức để phát triển kinh tế gia đình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vì Văn Uổi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chỉ có tri thức mới thay đổi cuộc sống của người dân nên nhiều năm nay, phát huy truyền thống từ những thế hệ đi trước, xã duy trì tiếng kẻng học bài. Công tác GD &ĐT ở xã luôn được chú trọng. Nguồn lực đầu tư về xã đều quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường. Hiện trường mầm non và trường tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” luôn được duy trì. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn được chú trọng. Từ sự quan tâm đó mà trong những năm qua, xã Mai Hịch không hiếm gia đình nuôi 2-3 con ăn học đại học như gia đình anh Hà Văn âm, Vì Văn Tản, Hà Mạnh Tầng…
Ông Hà Mạnh Tầng, Trưởng xóm Hịch 1 chia sẻ: “Bây giờ ở xã Mai Hịch các gia đình ngoài việc lo phát triển kinh tế thì việc học của con cháu cũng luôn được quan tâm bởi chỉ có tri thức thì mới thay đổi được cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây. Nhờ đầu tư đúng hướng vào giáo dục mà đời sống người dân từng bước thay đổi nhờ có tri thức, KH-KT mà trong những năm qua, xã Mai Hịch đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu lên đồi, tạo bước đột phá phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa.
Việt Lâm
(HBĐT) - Với mục đích xây dựng Quỹ Khuyến học, khuyến tài có số dư cao, bền vững, đáp ứng phần lớn nhu cầu hỗ trợ người học có hoàn cảnh khó khăn vượt khó; kịp thời động viên, khích lệ các nhân tài, cá nhân có thành tích cao trong học tập, Ban vận động, quyên góp ủng hộ “Quỹ khuyến học tỉnh” phát động quyên góp ủng hộ “Quỹ khuyến học” tỉnh năm 2017 đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Ngân, Chủ tịch UBND xã Nà Mèo (Mai Châu) cho biết: “Đến thời điểm này, xã Nà Mèo mới đạt 9 chỉ tiêu NTM. Hạ tầng giao thông là vấn đề khiến cấp ủy, chính quyền xã trăn trở nhất. Tuy cách trung tâm huyện 10 km nhưng đường vào các xóm chủ yếu là đường rừng.
(HBĐT) - Nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự kỷ cương trường học, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục THCS, đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về tổng thể xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 – 2020.
(HBĐT) - Nhân dịp ngày thành lập đoàn TNCSHCM, ngày 25/3, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức gặp mặt cựu học sinh khoá 1 (1947-1954) và tổ chức hội chợ ẩm thực Bắc- Trung- Nam.
(HBĐT) - “Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các địa phương đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh, băn khoăn, bức xúc của cử tri, phụ huynh về việc thực hiện mô hình trường học mới (mô hình VNEN). Các tổ đại biểu đã tổng hợp ý kiến cử tri gửi về Ban VH -XH (HĐND tỉnh) và cho thấy nổi lên đề xuất yêu cầu ngành GD &ĐT cần thực hiện khảo sát ý kiến phụ huynh đối với vấn đề có hay không việc tiếp tục duy trì mô hình trường học mới?”. Trao đổi với chúng tôi về mô hình VNEN, đồng chí Khà Thị Luận, Phó Ban VH -XH (HĐND tỉnh) đã cho biết. Vậy VNEN là gì, đang được tỉnh Hòa Bình triển khai như thế nào và vì sao ngành GD &ĐT cho rằng mô hình này có một số ưu điểm nhưng nhiều phụ huynh vẫn kiên quyết đòi “bỏ” VNEN?
(HBĐT) - Vừa qua, Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn phối hợp với Hội đồng Đội huyện tổ chức Hồi thi Giáo viên làm Tổng phụ trách đội giỏi năm học 2016 - 2017 phần thi năng khiếu.