(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, thành nếp sinh hoạt quen thuộc, 19 giờ 30 phút "Tiếng trống khuyến học” lại vang lên đều đặn, nhắc nhở thời gian học bài của học sinh tại 6 khu dân cư của thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). Sau tiếng trống báo hiệu giờ học buổi tối ở các nhà văn hóa khu dân cư phát ra, học sinh ở 6 khu dân cư tự giác ngồi vào bàn học… Mô hình "Tiếng trống khuyến học” đã giúp hình thành và duy trì ở các em thói quen học tập khoa học, là cơ sở để nhiều phụ huynh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập, từ đó tạo điều kiện để con trẻ học bài.


Giáo viên các trường học trên địa bàn thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) thăm, động viên học sinh và gia đình thực hiện phong trào khuyến học. ảnh chụp tại gia đình em Nguyễn Đức Anh, khu 3.

 

Đồng chí Vũ Thị Hương, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Kỳ Sơn – Hội thành viên Ban Khuyến học huyện cho biết: Thị trấn có 659 hộ, được chia thành 6 khu dân cư. Là Trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện, gần thành phố Hoà Bình nên học sinh ở đây đa phần có điều kiện tốt hơn các xã. Việc chăm lo cho các con học hành cũng được các gia đình quan tâm hơn. Tuy nhiên, vẫn còn gia đình mải làm ăn, chưa quan tâm đúng mức đến việc học hành của con cái. Nhiều em vì thế còn mải chơi điện tử hoặc phải phụ giúp bố mẹ làm việc. Từ khi có "Tiếng trống khuyến học”, các em tự giác ngồi vào bàn học bài, mọi hoạt động, sinh hoạt của người lớn đều phải nhường lại không gian yên tĩnh cho các em. Cha mẹ và những người thân trong gia đình giảm âm lượng tivi và các thiết bị âm thanh, không nói chuyện to, không sai các em làm việc để tránh làm ảnh hưởng đến việc tự học của con em mình.

Đồng chí Bùi Đình Duy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kỳ Sơn, Chủ tịch Hội Khuyến học thị trấn cho biết: "Tiếng trống khuyến học” là mô hình hoạt động hiệu quả được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, Ban Khuyến học thị trấn Kỳ Sơn thường xuyên tuyên truyền với nhiều hình thức. Đặc biệt, trong 3 năm nay, việc tuyên truyền về ý nghĩa của phong trào khuyến học, "xây dựng xã hội học tập”, "dòng họ khuyến học”… được thường xuyên hơn tại các khu dân cư. Ban Khuyến học thị trấn đã thu âm "Tiếng trống khuyến học” cùng lời dẫn ngắn gọn, xúc tích phát trên hệ thống loa truyền thanh làm hiệu lệnh chung, thống nhất trong 6 khu dân cư, kết hợp tiếng trống tạo thành hiệu lệnh nhắc nhở mỗi người dân ý thức tự học, đôn đốc, nhắc nhở, tạo điều kiện cho con cháu trong gia đình học tập,

Bên cạnh đó, các thành viên trong chi Hội Khuyến học khu dân cư đến tận hộ gia đình ký cam kết thực hiện mô hình "Tiếng trống khuyến học”. Cùng với đó, Ban Khuyến học phối hợp với các bí thư chi bộ, trưởng khu dân cư, các thành viên chi Hội khuyến học và cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường tiểu học và THCS thị trấn Kỳ Sơn thành lập lực lượng tuyên truyền thực hiện phong trào khuyến học. Lực lượng này đã thành lập đoàn đến thăm các hộ gia đình có con em đang trong tuổi học sinh để tuyên truyền, động viên khuyến học. Tại một số khu dân cư, Ban Khuyến học còn thành lập đội kiểm tra với thành viên là đại diện chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên kịp thời nhắc nhở trực tiếp hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể những trường hợp không tự giác chấp hành hoặc những cháu ngồi vào bàn học nhưng không tập trung…

Nhờ "Tiếng trống khuyến học”, từ năm 2015 trở lại đây, thị trấn Kỳ Sơn luôn dẫn đầu về các hoạt động khuyến học, khuyến tài và tỷ lệ học sinh trong độ tuổi được đến trường. Với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phong trào "Tiếng trống khuyến học” đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng dân cư, từ đó thấy được việc học rất quan trọng trong gia đình. Cũng nhờ việc học mà mỗi tối, hiện tượng thanh, thiếu niên tụ tập ngoài đường, nơi công cộng giảm, hạn chế tình trạng học sinh ham chơi, đua đòi, vi phạm pháp luật liên quan đến thanh, thiếu niên. Trong 3 năm học (từ năm 2015 đến nay), Ban Khuyến học thị trấn Kỳ Sơn đã tham mưu UBND thị trấn Kỳ Sơn tặng giấy khen và tiền thưởng cho 6 chi hội khuyến học, 48 giáo viên, 36 gia đình, 126 học sinh giỏi các cấp, học sinh tiến bộ trong học tập và rèn luyện đạo đức tốt với số tiền thưởng trên 35 triệu đồng. Các em trên địa bàn đạt học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước.

Hồng Duyên

 


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục