(HBĐT) - Ngày 2/8, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2017 – 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019. Đồng chí Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh.


Năm học 2017 – 2018, toàn ngành đã tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản theo Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học và đạt được một số kết quả nổi bật. Ngành GD đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển, tỷ lệ trường, lớp ngoài công lập tăng nhanh. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu ở tất cả các độ tuổi.

Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chất lượng giáo dục đại học ngày càng được quan tâm, thứ hạng của các trường đại học Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt trong những năm vừa qua.


Dự hội nghị ở đầu cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Tuy nhiên, năm học 2017 – 2018, ngành GD còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém như: công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp, thiếu trường lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, đặc biệt là các trường mầm non; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu. Đặc biệt, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa giải quyết dứt điểm, toàn quốc hiện nay thiếu 34.641 giáo viên mầm non và 5.315 giáo viên tiểu học; thừa 12.615 giáo viên THCS và 4.260 giáo viên THPT. Tiến độ thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn chậm; công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tiến hành thảo luận về một số nội dung: quan tâm giáo dục mầm non, nhất là tại các khu công nghiệp, chế xuất, khu đông dân cư; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế ngành GD...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng Chính phủ đã ghi nhận những kết quả, nỗ lực mà ngành GD – ĐT đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của ngành GD – ĐT hiện nay như: cơ sở vật chất chưa đảm bảo; chưa giải quyết được vấn đề thừa – thiếu giáo viên cục bộ.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GD phải sắp xếp lại hệ thống trường lớp trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sắp xếp giáo viên phù hợp chuyên môn; việc thực hiện tinh giảm biên chế theo hướng giảm biên chế gián tiếp, ưu tiên biên chế làm công việc giảng dạy trực tiếp.

Đồng chí cũng lưu ý các địa phương cần quan tâm xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành GD – ĐT; đặc biệt quan tâm xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn; quan tâm giữ gìn và phát huy cơ sở vật chất của ngành GD. Việc quản trị nhà trường cần được thực hiện theo hướng minh bạch, dân chủ; các thầy cô phải thật sự gương mẫu, tiên phong trong việc xóa bỏ tiêu cực trong ngành GD. Gia đình, xã hội cần chung tay với ngành GD trong việc chăm sóc, giáo dục con em.

Đồng chí Phó Thủ tướng Chính Phủ mong muốn ngành GD tiếp tục cầu thị, tiếp thu các ý kiến đóng góp để đổi mới ngành GD một cách toàn diện, hiệu quả; nâng cao chất lượng giáo dục.


Dương Liễu


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục