(HBĐT) - Năm học 2017 – 2018, toàn ngành GD&ĐT huyện Lương Sơn đã viết được 209 sáng kiến và 1 đề tài khoa học (tăng 56 sáng kiến so với năm học 2016 – 2017). Có 187 sáng kiến đạt từ 65 điểm trở lên (tăng 62 sáng kiến so với năm học 2016 – 2017). Như vậy đã có sự chuyển biến rõ nét cả về "chất” và "lượng” trong việc tổ chức nghiên cứu, viết sáng kiến khoa học của ngành GD&ĐT huyện Lương Sơn trong năm học vừa qua.

Cụ thể, trong năm học, bậc mầm non của huyện có 68 sáng kiến, trong đó 57 sáng kiến đạt trên 65 điểm; bậc tiểu học có 52 sáng kiến, 51 sáng kiến đạt trên 65 điểm; bậc THCS có 90 sáng kiến, 79 sáng kiến từ 65 điểm trở lên.

 Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lương Sơn cho biết: Viết và thực hiện các sáng kiến được xác định là một trong những nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm, góp phần thiết thực đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động này cũng khích lệ, động viên cán bộ quản lý, giáo viên phát huy năng lực, tư duy sáng tạo, tích cực tìm tòi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Để thực hiện hiệu quả công tác này, phòng GD&ĐT đã triển khai kịp thời, cụ thể các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện sáng kiến tới các trường học; thành lập hội đồng sáng kiến tổ chức chấm, xếp loại sáng kiến, đảm bảo đúng văn bản hướng dẫn hiện hành. Từ đó, các đơn vị đã triển khai nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện sáng kiến đúng tên, kế hoạch đã ban hành. Các đơn vị đã quan tâm, chỉ đạo công tác nghiên cứu, viết, áp dụng sáng kiến; chủ động tư vấn, định hướng, giúp đỡ cá nhân trong việc thực hiện sáng kiến đảm bảo chất lượng. Nội dung sáng kiến gắn với nhiệm vụ chuyên môn cá nhân và thực tiễn của đơn vị như: công tác quản lý, chuyên môn, công tác chủ nhiệm, công tác đội, thư viện, thiết bị…

 Cấu trúc sáng kiến đảm bảo theo hướng dẫn, bố cục trình bày hợp lý cả về nội dung và hình thức, có thông tin, số liệu đảm bảo tính chính xác, có số liệu so sánh đầu năm, cuối năm và các năm liền kề, có tính khả thi, áp dụng và nhân rộng. Một số sáng kiến có cơ sở lý luận tốt, đúng vấn đề đề cập đến trong tên sáng kiến, trích dẫn các tài liệu tin cậy, nhận thức sâu sắc vấn đề cần nghiên cứu; nêu được rõ thực trạng, tính cấp thiết cần nghiên cứu, chỉ rõ được đối tượng và phạm vi nghiên cứu; đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường. Nhiều sáng kiến đã làm rõ hiện trạng, hệ thống các giải pháp phù hợp, hiệu quả, làm nổi bật sự cần thiết của việc đề xuất các giải pháp. Chọn tên sáng kiến cụ thể, xác định được đối tượng, phạm vi viết, có sự đầu tư nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, hình ảnh minh chứng cho các hoạt động, đưa ra các biện pháp, giải pháp thực hiện có sự thuyết phục cao.

 Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lương Sơn cũng nhìn nhận: Hiệu trưởng một số trường chưa chỉ đạo sát sao công tác nghiên cứu, viết sáng kiến, còn phó mặc cho công đoàn, tổ chuyên môn nhà trường, chưa tổ chức rút kinh nghiệm, hướng dẫn viết sáng kiến một cách cụ thể, đồng bộ. Một số sáng kiến chưa nêu được bản chất vấn đề cần nghiên cứu; nội dung đưa ra giải quyết chưa phù hợp, còn chung chung, chưa gắn với điều kiện thực tế của đơn vị mình hoặc mang tính liệt kê số lượng công việc phải làm hay tên bài dạy được lựa chọn, phạm vi sáng kiến quá rộng, chưa xác định được đối tượng cụ thể, không nêu bật được vấn đề cần đề cập. Hiệu quả sáng kiến chưa làm rõ đã khắc phục được thực trạng như thế nào, chưa có sự so sánh cụ thể, phạm vi ảnh hưởng và khả năng áp dụng sáng kiến còn hạn chế, chưa nêu rõ lợi ích sáng kiến mang lại. Một số sáng kiến còn dàn trải, thiếu trọng tâm, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể, không có số liệu hoặc hình ảnh minh chứng và còn sao chép trên mạng internet.

 

Dương Liễu

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục