Sau khi công bố điểm chuẩn năm 2018, hầu hết các trường đại học top trên đều tuyên bố không xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cơ hội hiện nay cho thí sinh chưa trúng tuyển chỉ vào các trường top giữa và top dưới xét theo nguyện vọng bổ sung.

Hầu hết các trường top trên khu vực phía Bắc như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Bách khoa, ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại thương… đều thông báo không xét tuyển nguyện vọng bổ sung vì đã tuyển đủ trong đợt 1.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội là người phụ trách toàn bộ phần kỹ thuật và chuyên môn của nhóm xét tuyển GX (54 trường lớn khu vực phía Bắc) cho biết, hầu hết các trường trong nhóm, nhất là các trường top trên đã tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1. Chỉ một số trường top giữa như ĐH Thủy Lợi, ĐH Mỏ Địa chất…còn thiếu ít chỉ tiêu vào một số ngành nên sẽ xét nguyện vọng bổ sung. Còn đối với trường đại học ngoài công lập, tổng số nguyện vọng thấp hơn số chỉ tiêu thì đương nhiên sẽ phải chiêu sinh ở đợt tuyển nguyện vọng bổ sung.

Ông Điền cho hay, kinh nghiệm từ năm 2017 cho thấy, khi xác định điểm chuẩn các trường ĐH top trên đã tính hết đến cạn nguồn tuyển rồi nên không xác định xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Bên cạnh đó, cơ chế lọc ảo của nhóm miền Bắc cũng đã đưa số thí sinh trúng tuyển bằng học bạ lên. Do đó, tôi tin số thí sinh nhập học đợt 1 sẽ đầy đủ vào các trường và không có "ảo”.

"Với Bách khoa HN không tuyển nguyện vọng bổ sung nên thí sinh điểm cao muốn vào trường cũng không còn cơ hội” - ông Điền khẳng định.

Theo ông Điều, có khoảng vài chục trường hợp điểm rất cao nhưng đã đỗ nguyện vọng 1 ở trường khác và thừa điểm nguyện vọng 2 ở trường ĐH Bách khoa, đã đến trường ĐH Bách khoa xin nộp hồ sơ nhưng trường không thể nhận vì sai quy định. Ví dụ: có thí sinh đỗ nguyện vọng 1 vào ĐH Phòng cháy chữa cháy, nguyện vọng 2 đỗ vào Khoa Tự động hóa - ĐH Bách khoa thừa điểm, đỗ rồi sau đó suy nghĩ lại muốn học Bách khoa, cả gia đình kéo đến trường xin học cho cháu nhưng chúng tôi không đáp ứng được vì quy định không cho phép. Thí sinh đã đỗ NV1 rồi không được xét tuyển NV2.

Ông Điền cho rằng, lý do các em thay đổi nguyện vọng đó là khi đăng ký xét tuyển không đưa nguyện vọng yêu thích lên trên đầu mà đưa nguyện vọng chắc đỗ lên trước nên khi đỗ vào ngành mình không yêu thích mới thấy tiếc. Đó cũng là tính toán sai lầm của nhiều thí sinh trong năm nay.

 Thí sinh đã đỗ NV1 rồi không được xét tuyển NV2.

Thí sinh đã đỗ NV1 rồi không được xét tuyển NV2.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc khẳng định, trường cũng không xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Chia sẻ với các thí sinh muốn xét tuyển nguyện bổ sung vào ngành, vào trường ưa thích, ông Triệu cho hay, nếu thí sinh không muốn học nguyện vọng 1 mà muốn xét tuyển nguyện vọng bổ sung sang trường khác thì không nộp giấy trúng tuyển để chờ trường đó thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Tuy nhiên, các em cần cân nhắc vì những trường đại học top 1 thường không xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đảm bảo chất lượng và uy tín, chỉ có các trường top giữa, top dưới mới xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng đào tạo trường ĐH Thủy Lợi cho biết, trường có xét tuyển nguyện vọng 2 ở 1 số ngành trong khối xây dựng. Tuy nhiên, chỉ tiêu cũng không nhiều.

Với thí sinh muốn trúng tuyển ngay nguyện vọng bổ sung, theo ông Thạc, cần xem kỹ thông báo của nhà trường, ví dụ trường nào có hạn định cụ thể thời gian nộp hồ sơ, số lượng chỉ tiêu, ngành nghề của từng trường để cân nhắc cho phù hợp…

Ông Thạc cho rằng, đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung do không ràng buộc nhiều quy định của Bộ nên các trường sẽ ra tiêu chí khác nhau, cách thức tuyển sinh khác nhau… có trường ra quy định, thí sinh nào đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào trường thì nộp ngay giấy chứng nhận kết quả thi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường top giữa, số lượng hồ sơ còn thiếu nhưng thiếu ít nên các em phải cân nhắc thật kỹ.

Được biết, các trường đại học sẽ xét tuyển nguyện vọng bổ sung như trường ĐH Thủy Lợi, ĐH Mỏ Địa chất, ĐH Lâm Nghiệp, Học viện Nông nghiệp, ĐH Công nghệ Giao thông vận tải… và một loạt trường đại học ngoài công lập. Mức điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung dao động từ 13 - 16 điểm. Thí sinh cần xem trên thông báo trang web của các trường.


Theo Dân Trí

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục