(HBĐT) - Cũng như bao gia đình khác, sáng ngày 5/9, anh Xa Văn Ngọt ở xóm Nà Mười (Mường Chiềng) cùng vợ dậy sớm nấu cơm rồi gọi các con dậy để chuẩn bị đến trường khai giảng năm học mới. Con đường từ nhà đến trường phải qua ngầm, qua suối. "Giờ nhìn vậy thôi chứ mấy hôm trước trời mưa to, nước lũ rầm rập dồn về cái ngầm này, không ai có thể qua được. Nước rút đi rồi, bùn đất vẫn còn ngập đến quá đầu gối. Tưởng rằng năm nay 2 đứa trẻ nhà mình sẽ không được đón khai giảng...”, anh Ngọt chia sẻ.

Còn đồng chí Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Trong đợt mưa diễn ra trong những ngày cuối tháng 8/2018 vừa qua trên địa bàn xã Mường Chiềng đã có mưa rất to, mưa lũ đã làm nước ở các suối dâng nhanh, gây chia cắt, cô lập 2 xóm Nà Mười và U Quan. Không chỉ ảnh hưởng đến đường giao thông, gây nhiều khó khăn trong việc đi lại của người dân. Mưa to cũng đã làm sạt lở bùn đất vào các trường lớp học ngay ở thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới. Theo đó, trên địa bàn xã có 5 trường học ở các cấp thì có 3 trường bị bùn đất sạt lở, trôi vào. Dù không gây ảnh hưởng nặng về cơ sở vật chất hay làm sập đổ trường lớp học nhưng bùn đất cũng đã tràn vào, vùi lấp sân trường. Điển hình như trường mầm non của xã đã bị bùn đất trôi vào tận lớp học. Có chỗ bị bùn đất vùi lấp đến 60cm. Gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác chuẩn bị khai giảng bước vào năm học mới của nhà trường.


Với những nỗ lực của thầy cô và các em học sinh các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ của huyện Đà Bắc, tin rằng những bộn bề khó khăn sẽ từng bước đi qua (Ảnh: Hội khuyến học huyện Đà Bắc trao quà cho các em học sinh em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt tại xã Yên Hoà) 

Trước tình hình bị mưa lũ, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị bước vào năm học mới của các nhà trường, ngay sau khi ngớt mưa, nước lũ rút, xã  Mường Chiềng đã huy động lực lượng Dân quân, Công an xã và nhân dân các xóm tập trung san gạt bùn đất, khơi thông các tuyến đường giao thông. Cùng với đó, xã cũng huy động nhân dân các xóm cùng với các lực lượng tổ chức san gạt, thau rửa bùn đất tại các trường học để kịp tổ chức lễ khai giảng đón năm học mới. Riêng tại trường mầm non, do lượng bùn đất nhiều nên xã đã huy động nhân dân các xóm và học sinh trường THPT Mường Chiềng cùng tham gia tổ chức san gạt, thau rửa bùn đất. Do khối lượng bùn đất vùi lấp nhiều nên việc san gạt, vận chuyển phải mất 3 ngày mới xong. Sau khi san gạt bùn đất, trạm y tế xã cũng đã tổ chức phun thuốc để tiêu độc khử trùng, đảm bảo vệ sinh cho các cháu khi đến lớp trong năm học mới. "Nếu không có sự giúp đỡ của nhân dân và các lực lượng của xã thì năm nay thầy và trò nhà trường sẽ không có khai giảng năm học mới vì toàn bộ cơ sở vật chất bị ảnh hưởng bởi bùn đất”, cô giáo Lường Thị Hợp, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi.

Không chỉ ở Mường Chiềng mà hầu hết các trường học xã, thị trấn trong toàn huyện đều chịu tác động, ảnh hưởng từ thiên tai mưa lũ thời gian qua về cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên, trong đợt mưa lũ diễn ra vào những ngày cuối tháng 8/2018 vừa qua trên địa bàn huyện cũng đã có nhiều trường bị ảnh hưởng, tác động nặng. Theo thống kê của phòng giáo dục và đào tạo huyện Đà Bắc, trong đợt mưa lũ diễn ra trong các ngày 29 - 31/8/2018 vừa qua toàn huyện có 6 nhà trường bị thiệt hại do mưa lũ như trường mầm non Yên Hòa bị đất đá sạt lở làm đổ tường bao; khu nhà ăn của trường bán trú Vầy Nưa bị đất đá sạt lở vào; sân của trường tiểu học xã Tân Pheo bị đất đá vùi lấp. Đặc biệt, tại trường mầm non Mường Chiềng có hàng trăm m3 đất đá từ tả luy dương đổ xuống mất nhiều ngày huy động phụ huynh, các đoàn viên của trường trung học phổ thông Mường Chiềng mới khắc phục xong.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đà Bắc cho biết: Năm học mới này huyện Đà Bắc có 55 điểm trường với gần 13.000 học sinh của 4 bậc học, với tổng số 640 lớp. Để ngày khai giảng thực sự là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, ngành Giáo dục và đào tạo huyện đã phải trải qua muôn vàn khó khăn trong việc khắc phục hậu quả thiên tai mưa lũ để lại. Cùng với đó, để động viên học sinh trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, thiên tai đến lớp, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện cũng đã nỗ lực vận động các ngành các cấp, cùng cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo "Ba đủ” cho các em gồm đủ ăn, đủ mặc và đủ sách vở để đến trường. Đồng thời, giải quyết kịp thời đầy đủ các chế độ chính sách cho học sinh, đặc biệt là các chính sách đối với học sinh dân tộc, học sinh bán trú; tiếp nhận, vận chuyển và giao đến các trường có học sinh bán trú được hỗ trợ gạo; mở rộng mô hình trường bán trú dân nuôi, thu hút học sinh đến trường, không để tình trạng học sinh bỏ học, thất học do thiếu ăn, thiếu quần áo và thiếu sách vở; huy động mọi nguồn lực chăm lo cho giáo dục.

Có thể nói, trước những khó khăn bộn bề, nhưng với quyết tâm mới, khí thế mới ngay từ những ngày đầu năm học mới. Đặc biệt là nỗ lực của các thầy cô giáo, phụ huỵnh và học sinh trong toàn huyện chắc chắn rằng những khó khăn sẽ từng bước đi qua để tiếp nối một năm học mới tràn ngập niềm vui sẽ đến với thầy và trò những nơi gian khó của huyện Đà Bắc.


                                                                                            PV


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục