(HBĐT) - Kinh nghiệm cải cách hành chính của các nước trên thế giới cho thấy: việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực hiện công vụ có vai trò rất quan trong trong thành công của cải cách. Nhu cầu cần đáp ứng của xã hội ngày càng cao và đa dạng, vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức cần được thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng giải quyết các vấn đề mới mà thực tiễn luôn đặt ra. Việc đưa ra các quyết sách phù hợp với từng ngành, từng địa phương, với từng hoàn cảnh và điều kiện, trên cơ sở các mục tiêu chung, đòi hỏi cán bộ, công chức phải có năng lực phù hợp và liên tục được tăng cường.

Tại tỉnh ta, ngày 26/3/2007, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 06-NQ/TU về công tác tổ chức cán bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đề ra việc tăng cường ĐTBD nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đồng thời phải nâng cao chất lượng ĐTBD của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm BDCT huyện, thành phố. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện mà chất lượng công tác ĐTBD cán bộ vẫn chưa cao, trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở còn thấp, tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp trở lên mới đạt 18,8%[1]. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020: "Tăng cường ĐTBD nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở cả về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và tiếng dân tộc… Nâng cao chất lượng ĐTBD của Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm BDCT huyện, thành phố, đủ sức thực hiện công tác ĐTBD cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”; Đồng thời, phải "đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đặc biệt là công chức cấp xã". Bài viết sau nhằm đánh giá thực chất và đưa ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính tại tỉnh Hòa Bình hiện nay.

Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình CCHC giai đoạn 2011 – 2020. Ở cấp xã, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy cấp xã đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện trong thực hiện CCHC ở cấp xã được chú trọng. Thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh ta đã có nhiều chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách cấp xã, như: Chương trình Sơ cấp LLCT có 18 chuyên đề, trong đó có 01 chuyên đề có kiến thức liên quan đến CCHC; Chương trình Trung cấp Lý luận chính trị: Nội dung liên quan đến CCHC được đề cập ở 02 chuyên đề, 08 tiết có liên quan đến nội dung CCHC. Bên cạnh đó, một số CBCC cấp xã đã được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, theo chức danh, theo vị trí việc làm, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng, đảng viên mới,...

Kết quả ĐTBD cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã giai đoạn 2012 – 2017 có tăng nhiều so với giai đoạn 2007-2011.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nội vụ, chỉ số CCHC (PARINDEX) năm 2012 của tỉnh Hòa Bình đứng ở thứ bậc 56/63 tỉnh/thành phố; năm 2013 đứng thứ bậc 30/63; năm 2014 đứng thứ bậc 36/63; năm 2015 đứng thứ bậc 44/63. Chỉ số CCHC năm 2015 của Tỉnh giảm 8 bậc so với năm 2014, trong đó có 03 lĩnh vực còn đang ở nhóm thấp, đó là: Cải cách tài chính công (đứng thứ 62/63); hiện đại hóa nền hành chính (đứng thứ 45/63); thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông (đứng thứ 48/63). Đối với chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông năm 2015 đứng thứ 49/63 tỉnh/thành phố và nằm trong nhóm thấp so với cả nước. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, năm 2016 tỉnh Hòa Bình có điểm số 72,88, xếp thứ hạng 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến cuối năm 2016, một số tiêu chí, lĩnh vực vẫn còn đạt ở mức thấp như: Chưa cung cấp được các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4; triển khai áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO đến cấp xã mới làm thí điểm. Theo đánh giá của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, năm 2016, Bộ Nội vụ ban hành Bộ chỉ số mới tại Quyết định số 4361/QĐ-BNV ngày 28/12/2016 thay thế Bộ chỉ số tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 3/12/2012. Theo đó, cơ cấu điểm trong Bộ chỉ số thay đổi nên điểm số năm 2016 của các địa phương đều giảm. Trong 8 lĩnh vực được đánh giá, có 1 lĩnh vực nằm trong nhóm A cải cách thủ tục hành chính (TTHC) (từ 90 - 100%); 3 lĩnh vực nằm trong nhóm B công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công (từ 80% đến dưới 90%); 2 lĩnh vực nằm trong nhóm C xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông (từ 70% đến dưới 80%) và 2 lĩnh vực nằm trong nhóm D xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hiện đại hóa hành chính (dưới 70%), trong đó lĩnh vực hiện đại hóa hành chính có chỉ số thấp nhất (22,22%). Chỉ số CCHC năm 2017 của các tỉnh, thành phố có giá trị trung bình đạt 77.72%, cao hơn so với giá trị trung bình năm 2016 là 3.08% (năm 2016 đạt 74,64%), trong đó, 32/63 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số đạt trên giá trị trung bình; 60/63 đơn vị đạt kết quảChỉ số trên 70%. Trong năm 2017, chỉ có 03 đơn vị đạt kết quả Chỉ số dưới 70%, con số này so với năm 2016 là 15 đơn vị. Trong nhóm 9 địa phương đứng cuối bảng xếp hạng, tỉnh Hòa Bình là đơn vị có Chỉ số CCHC 2017 đứng thứ 55/63 tỉnh, thành phố, với kết quả đạt 72,91 điểm.

Nguyên nhân chưa có nội dung giảng dạy chuyên sâu về CCHC cho cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp xã chưa toàn diện, mất cân đối. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn chồng chéo, trùng lặp, tính ứng dụng của chương trình đào tạo, bồi dưỡng không cao, chưa tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề, chuyên sâu về CCHC. Chưaxây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy riêng về CCHC cho đối tượng là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã hàng năm; chưa lồng ghép nội dung CCHC trong các chương trình bồi dưỡng theo chức danh và vị trí việc làm; chưa mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng CCHC. Nguyên nhân của những thực trạng trên là: nhận thức về cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính chưa đầy đủ và toàn diện. công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấpvề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã chưa đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính hiện nay. công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã theo yêu cầu cải cách hành chính còn hạn chế. công tác chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên còn gặp nhiều khó khăn. việc bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và chăm lo cơ sở vật chất đảm bảo các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính còn hạn chế.

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cấp xã, cần đề ra 4 nhóm giải pháp chính về nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng; đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và nhóm giải pháp về cơ sở vật chất và kinh phí.



                                                                                 Nguyễn Văn Vân

                                                                          Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Hòa Bình


Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục