Sáng 18/11, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ tri ân, tôn vinh 183 Nhà giáo tiêu biểu đại diện cho gần 1,3 triệu nhà giáo từ cấp học mầm non đến đại học trong ngành Giáo dục nhân kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Buổi lễ nằm trong chuỗi hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhân dịp đoàn cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu xuất sắc năm 2018 về Thủ đô tham dự các hoạt động của chương trình Tri ân, tôn vinh cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu của ngành Giáo dục năm 2018.

Trong lễ vinh danh sáng nay, 183 nhà giáo có 133 giáo viên từ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; 50 thầy cô đến từ các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc là những tấm gương tiêu biểu nhất năm 2018 vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, những nhà giáo được bình chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT.

 

 183 thầy cô giáo tiêu biểu tham dự buổi lễ.

183 thầy cô giáo tiêu biểu tham dự buổi lễ.

 

Phát biểu tại lễ vinh danh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: "Hơn 70 năm qua, nền giáo dục cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, chăm lo; sự nghiệp giáo dục và đào tạo từng bước đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Trong đó, đội ngũ nhà giáo ngày càng phát huy được phẩm chất tốt đẹp, sáng tạo, đổi mới, tâm huyết với nghề.

Biết bao tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.

Buổi lễ dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hôm nay thể hiện sự trân trọng ghi nhận, đồng thời tin tưởng và mong đợi các nhà giáo tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí vượt lên khó khăn trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, hết lòng vì học sinh thân yêu".

Thay mặt Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các thầy cô giáo, nhà trường tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam, lan tỏa những tấm gương sáng tới toàn ngành và xã hội; đồng thời quan tâm chú trọng ứng xử văn hóa trong trường học theo Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” mà Thủ tướng đã phê duyệt, góp phần thực hiện thành công đổi mới GD&ĐT.

 

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi lễ.

 

Cô giáo Lê Thị Lợi, giáo viên Toán tại trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - người đã phụ trách, bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi Toán quốc tế, quốc gia, học sinh giỏi cấp quận, thành phố đại diện cho 183 thầy cô giáo tiêu biểu xúc động chia sẻ: "Tất cả giáo viên, trong đó có tôi, khi đứng trên bục giảng, trước những thế hệ học sinh thân yêu đều tâm niệm trách nhiệm và niềm tự hào về nghề mà mình đã chọn - nghề giáo.

Bởi vậy, chúng tôi luôn luôn tận tâm, tìm tòi, nghiên cứu và đổi mới phương pháp, tiếp cận kiến thức mới, cố gắng hết mình để truyền thụ tri thức, quan tâm chăm lo, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phát triển toàn diện, để học sinh trở thành công dân tốt, đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước".

 

Giáo viên Lê Thị Lợi - Đại diện cho 183 thầy cô giáo phát biểu tại buổi lễ.
Giáo viên Lê Thị Lợi - Đại diện cho 183 thầy cô giáo phát biểu tại buổi lễ.

 

 

 

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2018.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2018.

 

Những nhà giáo được bình chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các trường cao đẳng, đại học.
Những nhà giáo được bình chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các trường cao đẳng, đại học.

Cô giáo Nông Thị Thảo Trang (Bắc Kạn) chia sẻ: "Tôi rất cảm động và biết ơn khi sự đóng góp của mình được ghi nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của nghề giáo, vì các thế hệ học sinh thân yêu".


Theo Dân Trí

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục