(HBĐT) -Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể; học sinh được học 2 buổi/ngày, được rèn luyện về kỹ năng sống để thêm tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp, chất lượng giáo dục từng bước nâng lên… Đó là những kết quả ghi nhận về mô hình trường dân tộc bán trú (DTBT) vùng đặc biệt khó khăn đã và đang được tỉnh quan tâm xây dựng hiện nay.


Cơ sở vật chất trường PT dân tộc bán trú TH&THCS Độc Lập (Kỳ Sơn) được xây dựng khang trang, đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học.

Chúng tôi đến thăm trường PT DTBT TH&THCS Độc Lập (Kỳ Sơn) khi thầy, trò nhà trường đang tập trung cho việc hoàn thành chương trình năm học, chuẩn bị thi học kỳ II. Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất khang trang của nhà trường, cô giáo Bùi Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường nằm ở xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 53%. Trường có 11 lớp, 212 học sinh. Học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm đến 97%. Giao thông đi lại không thuận lợi nên những năm trước đây còn có hiện tượng học sinh bỏ học, không chuyên cần. Sau 3 năm sáp nhập từ trường tiểu học và THCS, thành lập trường PT DTBT, mọi mặt của nhà trường đã đi lên rõ nét. Tỷ lệ học sinh ăn bán trú năm học đầu tiên chỉ có 53 em, năm học này tăng lên 153 em, trong đó có 125 em được hưởng chế độ hỗ trợ vùng khó khăn. Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư xây dựng khang trang với khu bán trú riêng, tiện nghi, sạch sẽ. Công tác phục vụ, chăm sóc học sinh sinh hoạt bán trú được quan tâm, giúp học sinh đảm bảo thời gian, chất lượng bữa ăn, đảm bảo sức khỏe. Nền nếp bán trú được chú trọng, nhà ăn, phòng ở, nhà vệ sinh, nhà tắm luôn gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Chất lượng 2 mặt giáo dục được nâng lên rõ nét. Học kỳ I năm học 2018 – 2019, cấp tiểu học có 29% học sinh hoàn thành tốt; cấp THCS có trên 30% đạt học lực khá, giỏi.

 Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, toàn tỉnh hiện có 13 trường PT DTNT, 13 trường PT DTBT. Trong đó có 2 trường PT DTBT tiểu học, 5 trường PT DTBT THCS, 6 trường PT DTBT TH&THCS. Hệ thống các trường DTBT được mở rộng về quy mô, nâng cấp về cơ sở vật chất. Các nhà trường phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố thực hiện công tác nội vụ, quan tâm công tác nuôi ăn, ở cho học sinh. Đảm bảo chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, quan tâm tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật. 

Đánh giá về hiệu quả các trường DTBT trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Các trường DTBT được thành lập và phát huy hiệu quả cho thấy đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh việc triển khai thực hiện giảng dạy kiến thức theo quy định, các trường DTBT quan tâm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự phục vụ, kỹ năng ứng xử; quan tâm bồi dưỡng học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, lớp học, cấp học một cách bền vững. Đồng thời tích cực tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, câu lạc bộ… giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng sống. 100% học sinh các trường DTBT được học 2 buổi/ngày theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Qua đó, các nhà trường có điều kiện để thực hiện dạy học chính khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tăng thời lượng tự học có hướng dẫn; chú trọng bồi dưỡng kiến thức cho học sinh thi chuyển cấp và tổ chức nhiều hoạt động để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đổi mới giáo dục.

                                                                              Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục