Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục – Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành.

Theo đó, đối với Sở GD&ĐT Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.

Đồng thời, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.

Đối với các cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Nhạ yêu cầu Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục.

 Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường. Xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để việc thực hiện kế hoạch hiệu quả.

Đặc biệt lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh;

Quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.

Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,…) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.

Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường.

Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội.

Tổ chức ký cam kết phối hợp hằng năm giữa gia đình học sinh với cơ sở giáo dục về việc quản lý, giáo dục học sinh.

Thường xuyên thông tin hai chiều giữa cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.

    


Theo Dân Trí


Các tin khác


Bộ Giáo dục lên tiếng về xử lý thí sinh có điểm thi THPT gian lận

Các thí sinh có điểm gian lận trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 vẫn được sử dụng điểm thật để xét tốt nghiệp, nếu thiếu sẽ được dự thi Trung học phổ thông quốc gia 2019.

Nhiều thí sinh Hà Giang, Sơn La được nâng điểm là con em lãnh đạo đương nhiệm

Nhiều thí sinh ở Hà Giang, Sơn La được nâng điểm trong vụ tiêu cực kỳ thi THPT quốc gia 2018 là con em của lãnh đạo đương nhiệm.

Bạo lực học đường: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp mới của Việt Nam

Bạo lực học đường không phải chỉ là vấn đề của Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Các nước đã có giải pháp gì cho vấn đề này? Việt Nam sẽ làm cách nào để cải thiện bạo lực học đường?

Dấu ấn mô hình "Thư viện xanh"

(HBĐT) - Giờ ra chơi, dưới tán cây xanh mát rợp bóng sân trường, từng nhóm học sinh ngồi chụm đầu bên những trang sách, truyện, say sưa, thích thú. Mỗi cuốn sách là cả một thế giới rộng mở, hấp dẫn mở ra trước mắt các em. Mô hình "Thư viện xanh" đã mang đến cho học sinh trường tiểu học xã Kim Tiến (Kim Bôi) thói quen rất đáng quý, đó là đọc sách. Nhờ vậy các em có thêm say mê, yêu thích đến trường.

Vụ thịt gà ôi thiu: Trường tiểu học Chu Văn An nhận lỗi với phụ huynh

Tại cuộc họp 3 bên, Tiểu học Chu Văn An vẫn chỉ nhận thịt gà có mùi lạ, trong khi đó phụ huynh vẫn khẳng định thịt có mùi nồng nặc, không phải mùi lạ.

Gian lận điểm thi tại Hà Giang: Nhiều con lãnh đạo tỉnh được nâng điểm

Theo phản ánh của không ít phụ huynh Hà Giang cũng như thu thập thông tin của Thanh Niên cho thấy trong số những thí sinh được nâng điểm đã có trường hợp người nhà của lãnh đạo tỉnh Hà Giang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục