(HBĐT) - Từ ngày 28/5, Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên có hiệu lực. Thông tư được áp dụng cho các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.


Mục đích xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục nhằm điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục. Bộ quy tắc ứng xử được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc. Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình. Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục. Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền.


Cô và trò trường tiểu học xã Yên Bồng (Lạc Thủy) xây dựng nề nếp học tập nghiêm túc.

Bộ quy tắc ứng xử cũng quy định rõ ứng xử của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, người học, cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học. Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực. Trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục, không sử dụng trang phục gây phản cảm; không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật...

Ủng hộ về việc quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, chị Hoàng Thị Minh, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) chia sẻ: Trong thời gian qua, một số hành vi, vi phạm về đạo đức nhà giáo được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Những hiện tượng đó làm ảnh hưởng đến danh dự nhà giáo và uy tín của ngành Giáo dục. Xây dựng môi trường văn hóa trong giao tiếp, ứng xử của giáo viên trở thành vấn đề cấp bách trong nhà trường. Chúng tôi mong muốn, mỗi giáo viên cần phát huy lòng yêu nghề, mến trẻ, coi trẻ như con, thực hiện nghiêm túc các hoạt động. Thầy, cô và những người trong ngành Giáo dục luôn tạo cho trẻ bầu không khí ấm áp, gần gũi, yêu thương, mẫu mực về lời ăn tiếng nói; từng cử chỉ, hành động thực sự là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo.

Ông Nguyễn Văn Hiển, Trưởng phòng Công tác HSSV- GDDT (Sở GD&ĐT) cho biết: Thông tư được triển khai sẽ là một thiết chế quan trọng để các nhà trường tăng cường nền nếp, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng văn hóa trường học nhằm nâng cao đạo đức nhà giáo, ứng xử trong môi trường giáo dục... Hiện nay, chúng tôi đã triển khai việc ban hành Thông tư về các trường học trong toàn tỉnh yêu cầu nghiêm túc thực hiện. Trên cơ sở các quy định tại Thông tư này, từ đầu năm học tới, các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh…).


Việt Lâm


Các tin khác


Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Siết chặt kỷ luật phòng thi

(HBĐT) - Ngày 14/5, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019 đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia cấp tỉnh, thành phố. Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì hội nghị; dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh và các đồng chí thành viên BCĐ thi THPT quốc gia tỉnh.

Công khai đường dây nóng xử lý thông tin kỳ thi THPT quốc gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019.

Hoạt động "Một ngày trải nghiệm Hoàng Văn Thụ"

(HBĐT) - Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh năm học 2019 - 2020, ngày 12/5, trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức hoạt động "Một ngày trải nghiệm Hoàng Văn Thụ” thu hút sự tham gia của hơn 1.000 phụ huynh, học sinh lớp 9 các huyện thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngành GD&ĐT quan tâm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Học sinh mầm non biết hát "Ru ún”, học sinh tiểu học biết đánh chiêng, lên bậc THPT biết hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Đó là những điều tưởng chừng giản đơn nhưng là kết quả quá trình nỗ lực của ngành GD&ĐT tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

8 thí sinh Việt Nam dự Olympic Vật lý châu Á 20 đều đoạt giải

Ngày 12/5, theo Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đội tuyển quốc gia Việt Nam tham gia Olympic Vật lý châu Á lần thứ 20 năm 2019 gồm 8 thí sinh đều đoạt giải.

Ngày hội học sinh tiểu học năm học 2018 – 2019

(HBĐT) - Ngày 10/5, tại thành phố Hòa Bình, Sở GD&ĐT đã tổ chức "Ngày hội học sinh tiểu học năm học 2018 – 2019”. Tham dự Ngày hội có lành đạo Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), lãnh đạo Sở GD&ĐT và 11 đoàn các phòng GD&ĐT huyện, thành phố với hơn 220 học sinh, đại diện cho gần 80.000 học sinh tiểu học toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục