(HBĐT) - Học sinh mầm non biết hát "Ru ún”, học sinh tiểu học biết đánh chiêng, lên bậc THPT biết hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Đó là những điều tưởng chừng giản đơn nhưng là kết quả quá trình nỗ lực của ngành GD&ĐT tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.


Theo thời gian, có một sự thật rất đáng quan ngại đó là bản sắc văn hóa Mường đang dần bị phai nhạt ngay chính trên cái nôi của văn hóa Mường -Bi, Vang, Thàng, Động. Những nếp nhà sàn được thay dần bằng nhà xây, câu hát thường rang, bọ mẹng bị lãng quên bởi dòng nhạc thị trường, váy Mường không được yêu chuộng bằng trang phục hiện đại. Đặc biệt, đối với người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên, văn hóa Mường dường như chỉ còn đọng lại rõ nét hơn qua những bộ trang phục dân tộc. Do đó, trong những năm qua, cùng với giáo dục tri thức, đạo đức cho học sinh, Sở GD&ĐT luôn quan tâm, chỉ đạo giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, yêu mảnh đất nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Đặc biệt là giáo dục, trang bị cho các em việc tìm hiểu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó giúp các em cảm thấy tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương Hòa Bình.


Học sinh trường THPT Quyết Thắng (Lạc Sơn) trình diễn hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mường tại Hoạt động ngoại khóa thi "Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” do Sở GD&ĐT tổ chức.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Ngành GD&ĐT luôn quan tâm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc giáo dục văn hóa dân tộc, tình yêu, lòng tự hào, tự tôn với bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh nhà đối với học sinh. Phát huy vai trò của Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy bộ môn, giáo viên làm Bí thư Đoàn Thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kỹ năng sống. Nội dung các hoạt động giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường được tổ chức thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

Bên cạnh việc yêu cầu học sinh mặc trang phục dân tộc vào các ngày theo quy định, nhất là đối với học sinh các trường DTNT, các nhà trường quan tâm tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. Liên tục trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, Sở GD&ĐT tổ chức hoạt động ngoại khóa thi "Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình” cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Tân Lạc. Đây là hoạt động được tổ chức thường xuyên giữa các cụm trường THPT với mục đích đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện, tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn, cơ hội học tập, mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng sống, trải nghiệm cho học sinh, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, giúp các em có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa không chỉ được thể hiện qua những hoạt động văn hóa, văn nghệ mà còn thể hiện ở một số hình thức khác. Một số trường học có cách làm sáng tạo đó là thiết kế khu vực trưng bày hiện vật. Đưa chúng tôi đi thăm khu trưng bàn hiện vật dân tộc Mường, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phong Phú (Tân Lạc) cho biết: Nhà trường xây dựng khu trưng bày hiện vật dân tộc Mường gồm những sản phẩm văn hoá đặc trưng như trang phục, trang sức, vật dụng sinh hoạt, chiêng… để học sinh thăm quan, tìm hiểu và sử dụng trong các ngày lễ hội. Việc sưu tầm, tập hợp, trưng bày, giới thiệu và gìn giữ những tài liệu, hiện vật có liên quan đến văn hoá dân tộc trong phòng truyền thống của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, cung cấp thông tin, phổ biến tri thức để thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Đó cũng là cách để trực tiếp khơi gợi ở học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc từ ngàn xưa.

  

Dương Liễu


Các tin khác


Hướng dẫn công tác tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 năm học 2019 – 2020

(HBĐT) - Ngày 9/5, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 năm học 2019 – 2020.

650.000 thí sinh đăng ký 2,5 triệu nguyện vọng

Kết thúc đợt đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học ban đầu, thống kê cả nước có hơn 2,5 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của hơn 650.000 thí sinh.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

(HBĐT) - Ngày 8/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình khóa XIV, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành hữu quan, Hội Luật gia và một số đơn vị trường học trong tỉnh.

Phát động cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2019

Các học sinh, sinh viên có ý tưởng, dự án khởi nghiệp có thể tham gia cuộc thi để cạnh tranh cơ hội nhận phần thưởng lên tới 100 triệu đồng và cơ hội được đầu tư biến ý tưởng thành thực tế.

Vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018: Sẽ xử lý nghiêm theo quy định với những người vi phạm

(HBĐT) - Vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được phát hiện vào cuối tháng 7/2018. Ngày 3/8/2018, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận vụ án và đến nay đã tiến hành khởi tố 6 bị can là cán bộ, chuyên viên Phòng Khảo thí (Sở GD&ĐT), giáo viên một số trường THPT trên địa bàn tỉnh về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ngày 12/3/2019, Bộ GD&ĐT đã công bố có 64 thí sinh (63 thí sinh của 2018, 1 thí sinh của 2017) được can thiệp thay đổi điểm thi. 

Bộ GD-ĐT tặng bằng khen cho học sinh cứu người đuối nước

Sáng 6-5, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HSSV, Bùi Văn Linh trao Bằng khen của Bộ trưởng GD-ĐT cho Vũ Văn Hùng, học sinh lớp 9A, Trường THCS Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, vì đã có hành động dũng cảm cứu ba thiếu nhi khỏi đuối nước trên sông Chu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục